Xã hội

Cận cảnh tháo dỡ công trình trên khu đất vàng 419 Lê Hồng Phong, TP.HCM

16/11/2024, 13:58

Khu đất vàng 419 Lê Hồng Phong chính thức được tháo dỡ, di dời để trả lại mặt bằng cho Nhà nước sau nhiều năm "dùng dằng".

Cận cảnh tháo dỡ công trình trên khu đất vàng 419 Lê Hồng Phong, TP.HCM- Ảnh 1.

Sau thời gian dài ban hành quyết định thu hồi đất và đề xuất cưỡng chế thu hồi đất tại địa chỉ số 419 Lê Hồng Phong, phường 2, quận 10, TP.HCM, đến nay, khu đất này bắt đầu được tháo dỡ để giao mặt bằng cho Nhà nước.

Cận cảnh tháo dỡ công trình trên khu đất vàng 419 Lê Hồng Phong, TP.HCM- Ảnh 2.

Đây là khu đất có diện tích gần 11.000m2, tọa lạc trên ba mặt tiền đắc địa của đường Vĩnh Viễn - Lê Hồng Phong - Trần Nhân Tôn (quận 10), được UBND TP cho Công ty Cổ phần Giày Sài Gòn (sau này đổi tên thành Công ty CP Giáo dục G Sài Gòn) thuê đất đến hết ngày 31/12/2020.

Cận cảnh tháo dỡ công trình trên khu đất vàng 419 Lê Hồng Phong, TP.HCM- Ảnh 3.
Cận cảnh tháo dỡ công trình trên khu đất vàng 419 Lê Hồng Phong, TP.HCM- Ảnh 4.

Trong thời gian thuê khu đất trên, Công ty Cổ phần Giày Sài Gòn cho Công ty TNHH Thành Bưởi thuê lại một phần mặt bằng. Đến tháng 5/2021, khi UBND TP ra quyết định thu hồi khu đất, phía Công ty Cổ phần Giày Sài Gòn không thực hiện. (Trong ảnh là hiện trạng khu đất trước khi tháo dỡ và hiện tại).

Cận cảnh tháo dỡ công trình trên khu đất vàng 419 Lê Hồng Phong, TP.HCM- Ảnh 5.

Theo ghi nhận của PV Báo Giao thông, những ngày gần đây, khu đất bắt đầu được tháo dỡ, đập bỏ, di dời. Máy móc thiết bị và công nhân làm việc liên tục.

Cận cảnh tháo dỡ công trình trên khu đất vàng 419 Lê Hồng Phong, TP.HCM- Ảnh 6.

Đến ngày 16/11, khoảng 50% công trình trên khu đất đã được đập bỏ. Bên trong khu đất, gạch, cát, sắt thép... ngổn ngang.

Cận cảnh tháo dỡ công trình trên khu đất vàng 419 Lê Hồng Phong, TP.HCM- Ảnh 7.

Các dãy nhà sừng sững trước đây giờ đã trở thành đống đổ nát.

Cận cảnh tháo dỡ công trình trên khu đất vàng 419 Lê Hồng Phong, TP.HCM- Ảnh 8.

Xe tải chở sắt thép, xà bần làm việc hết công suất để nhanh chóng trả mặt bằng cho Nhà nước.

Cận cảnh tháo dỡ công trình trên khu đất vàng 419 Lê Hồng Phong, TP.HCM- Ảnh 9.

Tuy nhiên, trong khu đất, tòa nhà hình chữ L (nằm ở phía góc Lê Hồng Phong - Vĩnh Viễn) hiện còn nguyên vẹn, chưa đập bỏ. Đây là nơi một nhà xe sử dụng để giao nhận hàng hóa.

Cận cảnh tháo dỡ công trình trên khu đất vàng 419 Lê Hồng Phong, TP.HCM- Ảnh 10.

Hiện tại, hoạt động giao nhận hàng hóa vẫn diễn ra bình thường.

Cận cảnh tháo dỡ công trình trên khu đất vàng 419 Lê Hồng Phong, TP.HCM- Ảnh 11.

Theo UBND quận 10, khu đất tại số 419 đường Lê Hồng Phong thuộc chỉ tiêu xây dựng mới trường THCS của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận 10 lần thứ XII nhiệm kỳ 2020-2025. Đơn vị này cũng đã kiến nghị UBND TP thống nhất sẽ cưỡng chế, di dời người, tài sản ra khỏi khu đất để bàn giao khu đất cho Trung tâm Phát triển quỹ đất (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM) từ ngày 9/9.

Cận cảnh tháo dỡ công trình trên khu đất vàng 419 Lê Hồng Phong, TP.HCM- Ảnh 12.

Được biết, sau quá trình vận động, Công ty CP Giáo dục G Sài Gòn đồng ý bàn giao mặt bằng. Doanh nghiệp này cũng sẽ tự tháo dỡ để bàn giao khu đất trống cho Trung tâm Phát triển quỹ đất trước ngày 31/12/2024.

Cận cảnh tháo dỡ công trình trên khu đất vàng 419 Lê Hồng Phong, TP.HCM- Ảnh 13.

Phía UBND quận 10 đã giao UBND phường, phòng chức năng phối hợp cùng Trung tâm Phát triển quỹ đất theo dõi, kiểm tra tiến độ tháo dỡ của doanh nghiệp để bảo đảm thời hạn bàn giao đất.

Cận cảnh tháo dỡ công trình trên khu đất vàng 419 Lê Hồng Phong, TP.HCM- Ảnh 14.

Trường THCS dự kiến xây dựng tại khu đất 419 Lê Hồng Phong góp phần giải quyết nhu cầu học tập ngày càng cao tại khu vực này. Dự án không chỉ cải thiện hạ tầng giáo dục mà còn giúp sử dụng hiệu quả đất công, tránh lãng phí tài nguyên.

Đề xuất cưỡng chế thu hồi 'đất vàng' 419 Lê Hồng PhongĐề xuất cưỡng chế thu hồi "đất vàng" 419 Lê Hồng Phong

UBND quận 10 đề xuất UBND TP.HCM thống nhất cưỡng chế, di dời người và tài sản tại khu "đất vàng" 419 Lê Hồng Phong từ tháng 9/2024 để xây dựng trường học.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.