• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Khắc phục ùn tắc tại đường ngang Thanh Khê: Cần giải pháp tổng thể

10/06/2015, 09:10

Mỗi ngày, chắn Thanh Khê trên đường Trần Cao Vân đóng chắn 60 - 70 lần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lưu thông.

62
Mỗi ngày có khoảng 10 đoàn tàu tránh nhau tại ga Thanh Khê, dừng ngay giữa đường Trần Cao Vân gây bức xúc cho người dân (Chụp lúc 16h40 ngày 4/6)

Tàu qua, ách tắc "ở lại"

Chỉ một tiếng rưỡi đồng hồ, từ 6 - 7h30 sáng, PV Báo Giao thông ghi nhận có đến 6 đoàn tàu qua lại chắn Thanh Khê. Thấy tín hiệu báo tàu chuẩn bị tới, nhiều phương tiện rồ ga cố “lách” qua gác chắn, gây sự hỗn loạn, mất an toàn.

Gác chắn Thanh Khê như nút “thắt cổ chai” trước dòng phương tiện tấp nập từ các ngả đường Điện Biên Phủ, Dũng sỹ Thanh Khê, Mẹ Nhu, Phú Lộc… đổ về. Đây là khu vực tập trung hàng loạt nhà máy, công sở như: Công ty Dệt may 29/3, Đại học TDTT, Cao đẳng Thương mại, THPT Thái Phiên, THCS Phan Đình Phùng, Tiểu học Đoàn Thị Điểm… khiến áp lực lưu thông thêm quá tải. Tàu chạy qua, gác chắn mở nhưng tình trạng ùn ứ, ách tắc giao thông kéo dài hàng chục phút sau.

“Ngày nào cũng thế, gác chắn đóng vài chục lần. Tắc đường kiểu này con tôi trễ học mất. Hôm trước, có một ca cấp cứu ruột thừa qua đây cũng bị mắc tàu, tắc đường, bệnh nhân kêu la thảm thiết”, một phụ nữ chở con đi học lo lắng cho biết. Bên cạnh, người đàn ông đi xe máy than thở: “Đi qua đoạn đường này may mắn lắm mới gặp lúc không có tàu. Cứ mười lần tôi qua đây là hết 7, 8 lần mắc tàu, thật ngao ngán!”.

Chị Nguyễn Thị Ny, nhân viên chắn Thanh Khê cho hay, chỉ cần đóng chắn khoảng 3 - 5 phút, xe cộ sẽ ùn ứ hàng trăm chiếc. Sợ nhất là những lần đóng chắn tránh tàu. Đoàn tàu dừng ngay giữa đường, chờ tàu ngược chiều. Nhiều người kẹt xe cứ nhằm nhân viên gác chắn mà “trút” bức xúc. Do tần suất các đoàn tàu vào ra ga Đà Nẵng rất dày nên nhiều lúc sau khi chắn mở, lượng xe cộ ùn ứ chưa giải tỏa hết lại có đoàn tàu khác xin đường, chắn lại đóng, ùn tắc chồng ùn tắc.

Ga Thanh Khê nằm trên nhánh rẽ vào ga Đà Nẵng, thuộc loại ga “kỹ thuật” để “tác nghiệp” tránh tàu, nên cứ mỗi đoàn tàu vào ga Đà Nẵng thì chắn Thanh Khê phải đóng hai lần, một lần vào và một lần ra. Chắn Thanh Khê đặc biệt hơn, bởi nó phải đón tàu từ ba hướng. Một hướng từ Đà Nẵng lên, một hướng từ Nam ra và một hướng từ Bắc vào. Ga Thanh Khê lại nằm chung với chắn Thanh Khê, nên chắn này giao cắt với hai làn tàu. Có lúc hai đoàn tàu dừng song song giữa đường, khống chế hoàn toàn giao thông đoạn đường này cả chục phút.

Thiếu giải pháp khả thi 

Ông Nguyễn Ngọc Hiếu, Cung trưởng Cung chắn 1 (Công ty TNHH MTV Quản lý đường sắt (QLĐS) Quảng Nam - Đà Nẵng) cho hay, thời gian mỗi lần đóng chắn cho tàu chạy qua khoảng 3 - 5 phút. Nhưng với những đoàn tàu dừng tại ga Thanh Khê thì thời gian đóng chắn kéo dài 10 - 15 phút. Mỗi ngày chắn Thanh Khê đóng từ 60 - 70 lần, trong đó có hơn 10 lần tàu dừng. Như vậy, bình quân khoảng 20 phút chắn Thanh Khê đóng một lần. Thậm chí, có những trường hợp giữa hai lần đóng chắn chỉ cách nhau trên dưới 10 phút. Thời gian chờ tàu lâu, nhiều phương tiện cố tình “lách” gác chắn để vượt đường. Ông Hiếu lo ngại: “Thông thường các gác chắn bố trí đẩy hai chiều ngược nhau, nhưng do địa hình nên chắn Thanh Khê đẩy cùng chiều, khó khóa được dòng xe. Đôi khi chắn đang đóng vẫn có một vài chiếc xe lọt vào giữa rất nguy hiểm”.

Đứng giữa QL1 chờ tàu qua

Thực trạng đứng giữa QL1 chờ tàu diễn ra phổ biến tại đoạn qua ngã tư Trường Chinh - Lê Trọng Tấn (Q Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng). Mỗi khi có tàu hỏa chạy qua, các phương tiện giao thông dừng ngay giữa ngã tư hay phía trước trụ đèn tín hiệu chờ tàu qua. Đây là giao lộ có nhiều phương tiện qua lại, nhất là các loại xe khách, xe tải ra vào Bến xe Đà Nẵng, tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT. Ông Trần Tường (42 tuổi, P Hòa Phát, quận Cẩm Lệ) cho biết: “Ngã tư này thường xuyên xảy ra va chạm giữa các xe mỗi khi chờ tàu qua; đèn tín hiệu giao thông tại nút giao này gần như mất tác dụng; nhiều tài xế không biết phải dừng xe ở đâu cho hợp lý giữa quốc lộ.

Tấn Việt

Ông Nguyễn Văn Tý, Chủ tịch Công ty TNHH MTV QLĐS Quảng Nam - Đà Nẵng thừa nhận sự bất cập của ga Thanh Khê, nhưng khó có giải pháp khắc phục khả thi. Việc làm cầu vượt tại đây là không thể do đoạn đường từ ga Thanh Khê đến giáp đường Điện Biên Phủ ngắn không đủ vuốt dốc cầu vượt; đề xuất đưa ga lùi xa khu vực đường ngang Trần Cao Vân cũng không ổn vì phần đường sắt hai đầu ga không đủ chiều dài cho đoàn tàu dừng bánh…

Theo ông Tô Đình Trung, Trưởng phòng Quản lý giao thông đô thị (Sở GTVT Đà Nẵng), từ năm 2010, Sở đã có công văn đề nghị Tổng công ty Đường sắt VN điều phối, hạn chế tối thiểu việc dừng tránh tàu tại ga Thanh Khê trong ba cung giờ cao điểm: Sáng - trưa - chiều. Tháng 8/2014, phía đơn vị này mới chỉ chấp nhận hạn chế dừng tàu trong hai giờ cao điểm sáng từ 6h30 - 8h và chiều từ 16h30 - 18h30; đồng thời cho biết sẽ nghiên cứu phương án tổ chức giao thông phù hợp khu vực ga Thanh Khê. Nhưng đến nay vẫn chưa có phương án khả thi. Trên thực tế vẫn có những đoàn tàu dừng tránh tại ga Thanh Khê trong giờ cao điểm sáng, chiều.

Cũng theo ông Trung, để khắc phục một phần nạn kẹt xe, Sở GTVT Đà Nẵng đã lắp đặt dải phân cách mềm tại đoạn đường qua ga Thanh Khê và khuyến cáo người dân, trong điều kiện có thể thì nên đi vòng qua đường Nguyễn Đức Trung, xa thêm khoảng 1 km để… tránh tàu.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.