Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Tọa đàm “Đường sắt tốc độ cao - cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt”

18/11/2024, 17:17

Sáng mai (19/11), Báo Giao thông tổ chức tọa đàm với chủ đề "Đường sắt tốc độ cao - cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt".

Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã chính thức nhận được sự thống nhất của Ban Chấp hành Trung ương và đã được Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, thông qua chủ trương đầu tư tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV.

Tọa đàm “Đường sắt tốc độ cao - cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt”- Ảnh 1.

Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam sẽ mở ra cơ hội cho doanh nghiệp trong nước tham gia thị trường xây dựng lĩnh vực đường sắt và tham gia phát triển công nghiệp đường sắt (Ảnh: minh họa).

Tại Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn được tổ chức vào tháng 9/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định sẽ nghiên cứu, giao nhiệm vụ, đặt hàng các doanh nghiệp xây dựng các công trình hạ tầng quan trọng. Trong đó có dự đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đường sắt đô thị…

Nhấn mạnh đây là một trong những công trình biểu tượng của kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Thủ tướng khẳng định với đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: "Chúng ta đủ điều kiện để làm và phải quyết tâm làm". Cùng với nguồn lực tài chính, phải huy động tổng lực nguồn nhân lực, phương tiện của đất nước phục vụ dự án.

Với định hướng sử dụng vốn đầu tư công là chủ yếu, liệu các doanh nghiệp giao thông Việt Nam có cơ hội tham gia vào thị trường xây dựng và tiếp cận lĩnh vực công nghiệp đường sắt vô cùng tiềm năng mà dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam mang lại hay không?

Báo Giao thông tổ chức toạ đàm "Đường sắt tốc độ cao - Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt" để cơ quan quản lý, các doanh nghiệp, chuyên gia cùng trao đổi, hiến kế, tham vấn vào quá trình hoạch định kế hoạch triển khai dự án.

Tọa đàm được tường thuật trực tiếp Báo Giao thông điện tử.

Khách mời tham dự tọa đàm:

STT

Tên đơn vị

1

Ban QLDA Đường sắt

Ông Vũ Hồng Phương, Giám đốc

2

Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam

Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội

3

Tập đoàn Đèo Cả

Ông Nguyễn Quang Huy, Tổng giám đốc

4

Tập đoàn Cienco4

Ông Văn Hồng Tuân, Phó tổng giám đốc

5

Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn

Đại tá Nguyễn Tuấn Anh, Phó tổng giám đốc

6

Công ty CP Tập đoàn xây dựng Miền Trung

Ông Trần Cao Sơn, Phó tổng giám đốc

7

Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính

Ông Nguyễn Duy Thắng, Phó tổng giám đốc

8

Công ty CP Đầu tư và Xây dựng giao thông Phương Thành

Ông Vũ Đức Nhận, Phó tổng giám đốc

9

Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT - TEDI

Ông Đào Ngọc Vinh, Tổng giám đốc

10

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam

Ông Hoàng Năng Khang, Phó tổng giám đốc

11

Tổng công ty 319 Bộ Quốc phòng

Đại tá Phan Phú, Chủ tịch HĐQT

12

Công ty CP Đầu tư công trình Hà Nội

Ông Nguyễn Xuân Tới, Tổng giám đốc

13

Công ty Cổ phần Tổng công ty Công trình đường sắt (RCC)

Ông Mai Thanh Phương, Chủ tịch HĐQT

14

Ông Nguyễn Đức Kiên, nguyên Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng

Theo phương án trình Quốc hội, dự án ĐSTĐC trên trục Bắc - Nam có tổng chiều dài chính tuyến khoảng 1.541km.

Điểm đầu tại TP Hà Nội (ga Ngọc Hồi). Điểm cuối tại TP.HCM (ga Thủ Thiêm).

Về quy mô đầu tư, xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam là đường đôi, khổ 1.435mm, điện khí hóa, tốc độ thiết kế 350km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục.

Trên toàn tuyến được đề xuất bố trí 23 ga hành khách và 5 ga hàng hóa, đáp ứng công năng vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết.

Dự án được đề xuất sử dụng 3 loại kết cấu chính trên tuyến, gồm: Kết cấu cầu khoảng 60% chiều dài tuyến, áp dụng trong trường hợp tuyến đi qua khu vực đô thị, đông dân cư, vượt sông, đất yếu và các vị trí giao với các công trình khác (đường sắt hiện tại, đường bộ...).

Kết cấu hầm khoảng 10% chiều dài tuyến, áp dụng khi tuyến đi qua khu vực đồi núi cao.

Kết cấu nền đất khoảng 30% chiều dài tuyến, áp dụng khi tuyến đi qua khu vực dân cư thưa, không giao cắt với công trình khác, ít bị ảnh hưởng của lũ lụt, động đất, điều kiện địa chất ổn định.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là hành trang để đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mìnhĐường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là hành trang để đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Phát biểu tại tổ, đa số đại biểu Quốc hội đồng tình và cho rằng thời điểm này đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là rất cần thiết. Công trình là hành trang để đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.


Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.