• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Buýt nhanh BRT: Người dân biết ơn hay sẽ nguyền rủa?

18/12/2016, 10:41

Những tuyến đường tắc tị, hỗn độn, người đi BRT băng qua đường có bị cán gãy chân? Liệu BRT có bị nguyền rủa?

image
buyt-nhanh-BRT
Các trạm buýt nhanh BRT tại Hà Nội được khẩn trương quét dọn, kiểm tra hệ thống đèn chiếu sáng, lắp bảng điện tử để sẵn sàng hoạt động thí điểm.

Hà Nội dự kiến đưa tuyến buýt nhanh BRT vào chạy thử từ ngày 15/12 nhưng sau đó lại lùi đến 30/12 và dự kiến sẽ cấm một số tuyến đường vào giờ cao điểm để cho xe buýt nhanh chạy được nhanh hơn. Nhiều bạn đọc đã gửi thư, ý kiến về Báo Giao thông bày tỏ quan điểm về việc thí điểm tuyến buýt nhanh này.

Là người tâm huyết và gắn bó lâu năm với lĩnh vực an toàn giao thông, ông An Thanh Lương (Lò Đúc – Hà Nội) gửi thư tâm sự, thấy Hà Nội đang tích cực cho tuyến vận tải “thông minh” này mà thấy ngổn ngang những ý nghĩ!

“Đường dành riêng cho xe buýt thì nước nào cũng đã làm, không phải rút kinh nghiệm, nhưng đường người ta có nhiều làn, vẫn còn hai, ba làn dành cho ô tô, làn dành riêng cho xe máy, cho người đi xe đạp, rồi vỉa hè cho người đi bộ, rồi nơi đỗ xe rồi mới đến các cửa hàng cửa hiệu quy hoạch ngăn nắp. Nghĩa là mặt cắt con đường phải 150-200 mét, nghĩa là không thể đi bộ băng qua đường. Còn ở ta, đường Lê Văn Lương, Tố Hữu , Lê Trọng Tấn bé tí tẹo, chưa gì đã tắc tị…”.

“Rồi đây, làm sao có đủ cảnh sát giao thông và thanh tra giao thông đứng xếp hàng trên dọc tuyến đường để không cho xe cá nhân đi vào đường dành riêng cho xe buýt. Ở những trạm dừng không có cầu vượt, người muốn đi xe BRT làm sao băng qua đường để vào trạm chờ mà không bị xe cán gẫy chân. Và nếu nhường đường cho người đi bộ băng qua thì lại gây ra ùn tắc giao thông kéo dài ngay tắp lự”.

“Nghe nói cho phép xe buýt nhanh nổi còi ụ vượt đèn đỏ vì được ưu tiên, nhưng các xe khác có chịu nhường đường cho xe buýt. Liệu cảnh sát giao thông có hăng hái vào cuộc không?”.

“Xe buýt nhanh như là một giải pháp chữa cháy của thành phố. Ý tưởng thì rất hay, rất đáng hoan nghênh, kể cả việc mở cửa xe trái quy luật và đỗ dừng xe bên trái đường cũng trái quy luật. Cái mới bao giờ cũng khó thích nghi. Cứ để cho chạy thử một tháng xem sao. Nhưng cái gốc là ở chỗ, nhà cao tầng trên tuyến buýt nhanh cứ tiếp tục mọc lên dầy đặc thì không giải quyết được vấn đề đâu. Sắp tới khu triển lãm Giảng Võ lại tiếp tục mọc lên hàng chục ngôi nhà năm sáu chục tầng thì đi bộ cũng còn khó. Có bao giờ chúng ta dám hy sinh lợi ích những dự án ngon xơi này thành công viên, vườn hoa, chừng đó mới hy vọng giao thông Hà Nội hạn chế được ách tắc và người dân Hà Nội sẽ nhắc đến tên lãnh đạo Thành phố khi nói về Hà Nội “Một thời đạn bom. Một thời hòa bình dựng xây” với một sự kính trọng và biết ơn thay vì một lời nguyền rủa mỗi khi ra đường”.

buyt_nhanh
Giao thông hỗn hợp, đường sá chật hẹp, mật độ phương tiện cao sẽ là một thách thức không nhỏ cho tuyến buýt nhanh BRT đầu tiên tại Hà Nội.

Nhiều ý kiến bạn đọc khác thì bày tỏ sự háo hức đón chờ đi xe buýt nhanh được đầu tư hơn nghìn tỷ đồng. “Cứ để chạy thử xem thế nào chứ. Không chạy thử ra đường sao biết hiệu quả ra răng?”, một bạn đọc chia sẻ.

Tuy nhiên đa số bạn đọc khi bình luận về chủ trương cấm các loại xe lưu thông để dành đường cho xe buýt nhanh đều thẳng thắn bày tỏ sự nghi ngại: “Cấm các phương tiện khác để cho xe buýt chạy nhanh thì nói làm gì. Thế thì xe buýt cũ cũng thành buýt nhanh…”; “Cấm các phương tiện khác để dành đường cho buýt nhanh thì vô hình chung lạị đẩy cái tắc ra chỗ khác. Vậy có cần buýt nhanh không?”; “Cấm xe máy đường Tố Hữu thì đường Nguyễn Trãi sẽ thành nỗi khiếp sợ của dân Hà Nội”…

Đúng là cái mới bao giờ cũng khó thích nghi. Thế nhưng lường trước những hệ luỵ của nó cũng là chuyện không thừa.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.