• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe xanh

Giải bài toán trạm sạc để phát triển xe điện

Trong khi người tiêu dùng chờ có nhiều trạm sạc mới mua xe điện, đơn vị phát triển trạm sạc lại chờ lượng xe đủ nhiều mới đầu tư xây dựng. Hiện, các chính sách khuyến khích sử dụng xe điện cũng còn hạn chế.

Người mua chờ trạm sạc, nhà đầu tư chờ xe

Theo đánh giá của Viện Chiến lược và phát triển GTVT, việc triển khai cam kết tại COP 26 đưa mức phát thải ròng về "0" vào giữa thế kỷ sẽ mang lại lợi ích lớn và lâu dài. Đây là cơ hội để Việt Nam thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng carbon thấp và là động lực thúc đẩy chuyển đổi toàn diện nền kinh tế.

Hiện nay, trên thế giới năng lượng điện đã được ứng dụng rộng rãi đối với phương tiện giao thông đường bộ và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó.

Việt Nam cần những chính sách đột phá để chuyển đổi, phát triển ô tô điện

Việt Nam cần những chính sách đột phá để chuyển đổi, phát triển ô tô điện.

Tuy nhiên, tại các nước đang phát triển như Việt Nam, quy mô thị trường xe điện còn nhỏ, hệ sinh thái xe điện chưa phát triển đồng bộ, cần thiết phải có các chính sách mạnh mẽ, đồng bộ để thúc đẩy. Một trong những giải pháp quan trọng là nhóm chính sách phát triển hạ tầng trạm sạc.

Theo ông Phạm Tuấn Anh, Phó cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công thương), dù đã có một số doanh nghiệp như VinFast, Mercedes-Benz, Audi... thiết lập hệ thống trạm sạc cho khách hàng song số lượng vẫn còn hạn chế. Hầu hết chỉ lắp đặt tại showroom, nhà máy của hãng hoặc trong hệ sinh thái của doanh nghiệp, rất khiêm tốn so với nhu cầu và lộ trình điện khí hóa phương tiện giao thông.

Theo một số chuyên gia, để giải quyết bài toán này cần tiếp tục bổ sung các giải pháp để nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng hiện có.

Nhìn sang Thái Lan, quốc gia này đã thực hiện hàng loạt chính sách hỗ trợ như: Trợ cấp đầu tư trạm sạc, thiết lập giá bán điện tạm thời cho các trạm sạc và tiêu chuẩn của bộ sạc, ưu đãi thuế cho hoạt động kinh doanh trạm sạc...

Hay tại Indonesia cũng có những ưu đãi tài chính và phi tài chính cho các công ty kinh doanh trạm đổi pin và các công ty kinh doanh trạm sạc pin, thúc đẩy quá trình sản xuất và chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho xe điện…

Thậm chí, chính phủ Indonesia còn ban hành quy định miễn phí lắp đặt điện cho trạm sạc, miễn phí đỗ cho xe điện và nhiều loại ưu đãi khác.

"Tại Việt Nam, hiện tại cả người dùng xe điện, người đầu tư trạm sạc và người làm chính sách đều đang dò dẫm, đo lường phản ứng và chuyển biến từ thị trường để điều chỉnh.

Thêm vào đó, đây vẫn là câu chuyện "con gà - quả trứng" khi người tiêu dùng chờ đợi có nhiều trạm sạc mới mạnh tay mua xe điện, còn bên phát triển trạm sạc lại chờ lượng xe điện đủ nhiều mới đầu tư xây dựng", ông Nguyễn Mạnh Cường, Chủ tịch HĐQT Công ty Phân phối, vận hành và bảo trì sạc ô tô điện (EverEV) nhận định.

Tại Thái Lan, xe điện nhập khẩu được giảm 40% thuế nhập khẩu đối với xe có giá dưới 2 triệu Baht (61.805 USD). Được giảm thuế tiêu thụ đặc biệt từ 8% xuống 2%. Xe điện sản xuất trong nước từ năm 2022-2025 được trợ giá từ 70.000-150.000 Baht (2.160-4.630 USD) cho mỗi xe được bán ra.
Hay tại Indonesia, nước này áp thuế phương tiện xe cơ giới bằng 0% đối với xe điện (so với mức 1-10% của xe xăng) và giảm thuế VAT với xe điện từ mức 11% xuống còn 10%. Từ năm 2023, hỗ trợ 5.000 USD trừ vào giá cho mỗi chiếc ô tô điện bán ra, 2.500 USD cho ô tô hybrid và 500 USD cho xe máy điện. Chính phủ cũng chi trả 320 USD cho chi phí chuyển đổi từ một chiếc xe máy động cơ đốt trong sang xe điện.

Chờ chính sách đột phá

Theo thống kê của Cục Đăng kiểm Việt Nam, số lượng ô tô điện hóa (HEV, PHEV và BEV) sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu, tiêu thụ tại Việt Nam dù tăng trưởng mạnh song còn rất ít. Đến nay, mới chỉ có khoảng 22.000 ô tô thuần điện và hơn 11.000 xe hybrid. Trong khi toàn thị trường ô tô Việt Nam mỗi năm tiêu thụ tới 500.000 xe.

Đại diện TMT Motors - hãng xe vừa ra mắt mẫu xe điện Wuling tại thị trường Việt Nam nhận định, cần có các chính sách ưu đãi kịp thời và đồng bộ, thu hút được các nhà đầu tư lớn trên thế giới đến đầu tư sản xuất xe điện, pin xe điện tại Việt Nam.

"Bộ GTVT đã có báo cáo, đề xuất chính sách hỗ trợ chuyển đổi sang xe ô tô điện trình Chính phủ, với nhiều đề xuất, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người tiêu dùng, đẩy nhanh xã hội hóa xây dựng trạm sạc.

Giải bài toán trạm sạc để phát triển xe điện - Ảnh 3.

Đối với nhóm chính sách khuyến khích, hỗ trợ người sử dụng như miễn, giảm lệ phí trước bạ.

Tuy nhiên, đến nay việc thống nhất ban hành chính sách ưu đãi đồng bộ của các bộ, ngành liên quan khá chậm, chưa tạo được sức hút các nhà đầu tư lớn trên thế giới đến đầu tư sản xuất xe điện, pin xe điện, tiến tới xuất khẩu trong 5 năm tới như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ", đại diện TMT Motors nhận định.

Theo ông Phạm Tuấn Anh, Bộ Công thương đã có báo cáo trình Chính phủ về lộ trình và chính sách ưu tiên phát triển ngành công nghiệp ô tô điện tại Việt Nam.

Theo đó, đối với nhóm chính sách khuyến khích sản xuất, lắp ráp, cần rà soát, bổ sung các nội dung về chính sách ưu tiên phát triển xe ô tô điện trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan theo hướng mức độ ưu đãi, khuyến khích sử dụng ô tô điện phụ thuộc vào mức phát thải CO2 của xe.

Bên cạnh đó xây dựng, ban hành các quy định nâng cao mức tiêu chuẩn khí thải, giới hạn mức tiêu thụ nhiên liệu phù hợp để hạn chế dần phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch, khuyến khích phát triển phương tiện giao thông không phát thải. Ưu đãi đầu tư đối với các dự án sản xuất, lắp ráp xe ô tô điện.

Đối với nhóm chính sách khuyến khích, hỗ trợ người sử dụng như miễn, giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô điện hay thúc đẩy tiếp cận tín dụng cho người mua xe ô tô điện…

Theo Viện Chiến lược và phát triển GTVT, cần có những chính sách ưu đãi về tài chính, đầu tư, như: Bổ sung ngành nghề sản xuất, lắp ráp xe điện, pin xe điện vào ngành nghề thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư; Miễn giảm thuế đối với việc nhập khẩu tổng thành linh kiện để sản xuất xe điện và pin xe điện.

Đối với xe nhập khẩu, có chính sách ưu đãi thuế với xe điện so với xe sử dụng động cơ đốt trong truyền thống.

Giải bài toán trạm sạc để phát triển xe điện - Ảnh 4.

 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.