• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Hàng loạt chính sách thuế mới tác động tới giá ô tô

16/08/2017, 07:35

Bộ Tài chính đang báo cáo định hướng Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của một số Luật Thuế.

9

Việc sửa đổi một số chính sách thuế khiến mặt hàng ô tô được dự báo sẽ chịu tác động mạnh - Ảnh: Tạ Tôn

Thuế linh kiện có thể về 0%

Trong buổi họp báo chiều 15/8 về sửa đổi một số chính sách thuế, ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính cho hay, nhằm thực hiện chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô và khuyến khích doanh nghiệp nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, tạo điều kiện để ngành sản xuất ô tô trong nước phát tiển cạnh tranh được với ô tô nhập khẩu, Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với ô tô.

Theo quy định hiện hành, giá tính thuế TTĐB đối với ô tô hiện nay là giá do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra. Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Công thương, quy định này chưa khuyến khích được doanh nghiệp nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, chưa tạo điều kiện cho ô tô trong nước cạnh tranh với ô tô nhập khẩu. Cuối tháng 4 vừa qua, trong một văn bản về vấn đề này, Bộ Công thương cũng báo cáo liên quan tới tỷ lệ nội địa hóa đối với xe cá nhân dưới 9 chỗ ngồi còn thấp so với mục tiêu đề ra. Chính vì thế, Bộ Công thương đã đề xuất thay đổi giá tính thuế TTĐB đối với phần giá trị gia tăng tạo ra trong nước là linh kiện phụ tùng. Trên cơ sở đề xuất của Bộ Công thương, theo ông Thi, Bộ Tài chính trình Chính phủ hai phương án là giá tính thuế TTĐB đối với ô tô dưới 9 chỗ sản xuất trong nước là giá do cơ sở sản xuất bán ra trừ đi giá trị linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước và phương án giá đang được áp dụng hiện hành (giá tính thuế TTĐB ô tô sản xuất trong nước dưới 9 chỗ là giá do cơ sở sản xuất trong nước bán ra).

“Bộ Tài chính ủng hộ phương án thứ nhất”, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế nói và cho biết thêm, các nhà đầu tư rất quan tâm tới việc hỗ trợ ngành công nghiệp ô tô của Chính phủ. “Các doanh nghiệp Nhật Bản đang có hướng đầu tư nhà máy phụ tùng ở Việt Nam, phục vụ phần nhỏ cho trong nước còn phần lớn sẽ xuất khẩu”, ông Thi nói.

Cũng liên quan tới biểu thuế đối với ô tô và phụ tùng, bên cạnh thuế TTĐB, Bộ Tài chính sẽ báo cáo Chính phủ quy định mức thuế suất thuế nhập khẩu cụ thể đối với loại hàng hóa này. “Đối với linh kiện phụ tùng ô tô, nếu đáp ứng được tiêu chí sản lượng, tỷ lệ nội địa hóa thì thuế linh kiện sẽ theo đề xuất là về 0% để vừa thực hiện chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô, vừa tăng tỷ lệ nội địa hóa”, ông Phạm Đình Thi thông tin.

Tăng gấp 3 thuế suất thuế TTĐB xe bán tải

Ông Phạm Đình Thi cho biết, trong nội dung sửa đổi về thuế TTĐB có nội dung sửa thuế suất thuế TTĐB đối với xe bán tải. Cụ thể, Bộ Tài chính đề xuất áp dụng mức thuế suất thuế TTĐB đối với xe bán tải lên 60% mức thuế xe con có cùng dung tích. “Loại này có dung tích từ 2.000cc - 3.000 cc nên nếu thuế suất là 55% như xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống thì mức thuế xuất của xe bán tải là 33%”, ông Thi nói.

Hiện nay xe bán tải đang chịu thuế suất thuế TTĐB theo ba bậc là 15% đối với loại dung tích dưới 2.500cc; 20% đối với xe có dung tích từ 2.500cc-3.000cc và 25% đối với xe dung tích 3.000cc trở lên. Chính vì mức thuế trên mà trong mấy năm qua số lượng nhập khẩu ô tô bán tải tăng mạnh. Năm 2012, lượng xe này tiêu thụ là 3.291 xe, trong đó nhập khẩu là 3.252 xe. Đến năm 2016 lượng tiêu thụ dòng xe này đã lên 28.233 xe, trong đó có 27.265 xe là nhập khẩu.

Cơ sở nào để Bộ Tài chính đưa ra mức thuế suất thuế TTĐB cho xe bán tải bằng 60% xe con cùng dung tích? Ông Phạm Đình Thi cho biết, Bộ Tài chính đề xuất mức thuế này dựa trên tính toán, nghiên cứu nhiều yếu tố. “Thứ nhất, xe này cơ bản là hàng nhập khẩu. Thứ hai, ở đây phải tính toán nhu cầu trong nước. Ba là đề xuất mức thuế hợp lý, tránh nhập khẩu ồ ạt”, ông Thi giải thích và cho biết, dòng xe bán tải nếu dùng làm phương tiện cá nhân thì sẽ ảnh hưởng tới cả ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam. “Ở đây, Bộ Công thương đề xuất thu (thuế suất thuế TTĐB đối với xe bán tải) bằng với mức thuế suất của xe con từ 9 chỗ ngồi trở xuống nhưng trên cơ sở nhiều yếu tố chúng tôi đề nghị ở mức 60%”, ông Thi nói.

Quy định thuế TTĐB với ô tô chạy bằng xăng kết hợp với năng lượng điện

Theo Luật Thuế TTĐB hiện hành, xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp với năng lượng điện, năng lượng sinh học, trong đó tỷ trọng xăng sử dụng không quá 70% số năng lượng sử dụng áp dụng thuế suất thuế TTĐB bằng 70% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại. Đại diện Bộ Tài chính cho hay, quy định nêu trên nhằm khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các loại xe thân thiện với môi trường, gồm loại hai động cơ là xăng và điện. Trong điều kiện bình thường, xe chủ yếu chạy bằng động cơ điện, động cơ xăng có tính chất dự phòng, lượng khí thải ra môi trường thấp hơn nhiều so với loại xe ô tô thông thường khác. Tuy nhiên, do chưa quy định rõ nên một số doanh nghiệp đề nghị áp dụng ưu đãi thuế TTĐB đối với xe Hybrid (năng lượng điện có được do chuyển hóa từ nhiên liệu xăng, như các xe Lexus dòng HL, Prius, Camry hybrid, Honda Insight). Do vậy, Bộ Tài chính trình Chính phủ quy định rõ xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp với năng lượng điện (xe nạp điện bằng hệ thống sạc điện riêng).

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.