• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Hết cửa nhà nhập khẩu ô tô bỏ rơi người tiêu dùng

12/06/2017, 11:25

Phó vụ trưởng Vụ KHCN (Bộ GTVT) giải đáp những băn khoăn trong dự thảo quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh ôtô.

18

Với sản phẩm công nghệ cao, kỹ thuật phức tạp như ô tô, chất lượng dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng rất quan trọng nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng cũng như người tham gia giao thông.

Trước những băn khoăn, một số quy định trong Dự thảo Nghị định về quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh ô tô còn thiếu chặt chẽ, PV Báo Giao thông đã phỏng vấn ông Trần Quang Hà, Phó vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ (Bộ GTVT) xung quanh vấn đề này.

Có ý kiến cho rằng, dự thảo Nghị định quy định đơn vị kinh doanh chỉ cần tối thiểu một cơ sở bảo hành, bảo dưỡng là chưa đủ để đảm bảo quyền lợi của khách hàng. Chẳng hạn, trong trường hợp đơn vị kinh doanh chỉ có một cơ sở bảo hành bảo dưỡng tại TP.HCM, khách hàng mua xe lại ở Hà Nội không thể đi cả nghìn cây số để bảo hành, bảo dưỡng chính hãng?

Theo tôi, ở đây cần phải hiểu quy định trong dự thảo là tối thiểu doanh nghiệp (DN) đó phải có ít nhất một cơ sở bảo hành, bảo dưỡng, còn thực tế thì họ có thể có nhiều cơ sở tùy theo quy mô hoạt động của mình. Ví dụ, với một DN mới khởi nghiệp, không thể đòi hỏi họ có 4-5 cơ sở bảo hành, bảo dưỡng và nếu chúng ta quy định cụ thể phải có bao nhiêu cơ sở thì cũng không biết thế nào cho đủ. Còn nếu về sau, các đơn vị kinh doanh không đảm bảo được việc bảo hành, bảo dưỡng, dịch vụ sau bán hàng thì khách hàng sẽ không mua sản phẩm của họ nữa.

Tuy nhiên, nếu chỉ quy định điều kiện tối thiểu như vậy mà không yêu cầu cụ thể theo quy mô hoạt động hay doanh số bán xe…, có thể DN sẽ chỉ đầu tư một cơ sở bảo hành, bảo dưỡng để tiết kiệm chi phí?

Nếu DN chỉ có nhu cầu nhập 50 xe về tiêu thụ ở trong phạm vi một địa phương nhất định thì không thể đòi hỏi họ có 2 hay 3 cơ sở bảo hành, bảo dưỡng được.

Điều kiện có ít nhất một cơ sở bảo hành bảo dưỡng chỉ là điều kiện cơ bản, để buộc DN không chỉ nhập một lô xe về, không có gì ràng buộc rồi sau đó có thể giải thể công ty đi làm việc khác khiến người tiêu dùng bị bỏ rơi. Điều kiện này là để đảm bảo, không như trước đây, DN không cần đầu tư gì cả, nhập một lô xe về rồi rút khỏi thị trường. Nếu DN kinh doanh 1 vạn xe thì 10 cơ sở bảo hành, bảo dưỡng cũng là ít.

Thực tế có nhiều đơn vị sau khi nhập khẩu một lô xe về rồi phá sản DN. Khi đó, khách hàng sẽ không thể tìm được đơn vị nhập khẩu đó ở đâu để đòi hỏi quyền lợi được bảo hành, bảo dưỡng cho chiếc xe của mình?

Đấy là một thực tế mà Ban soạn thảo dự thảo Nghị định đã lường trước và cũng chính vì vậy mới phải đưa ra điều kiện nhà nhập khẩu phải có ít nhất một cơ sở bảo hành, bảo dưỡng với những quy mô nhất định. Khi nhà nhập khẩu đã đầu tư các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng như vậy thì không dễ gì họ có thể tự ý phá sản doanh nghiệp như hiện nay bởi như vậy họ sẽ thiệt hại rất lớn.

Về quy định triệu hồi, dự thảo quy định nhà nhập khẩu chỉ cần cam kết với Bộ Công thương. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, như vậy là chưa hợp lý vì nhà nhập khẩu chỉ là trung gian. Thực tế tại Việt Nam từ năm 2012 đến nay, tất cả các đợt triệu hồi đều do chính nhà sản xuất ở trong nước hoặc quốc tế thông qua các đơn vị được ủy quyền chính thức thực hiện. Vì vậy, vấn đề triệu hồi cần có sự cam kết từ phía nhà nhập khẩu?

Thực ra bản thân nhà sản xuất sẽ phải tự biết trong quá trình sản xuất chiếc xe đó đã gặp lỗi gì. Có thể người tiêu dùng không thấy có lỗi gì cả nhưng nhà sản xuất muốn bảo vệ uy tín của mình thì phải tự nhận thấy chiếc xe của mình có lỗi và tiến hành triệu hồi xe, đưa ra khuyến cáo về lỗi và thay miễn phí để ngăn ngừa các nguy cơ.

Như vậy, nhà sản xuất sẽ công bố thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng trên khắp thế giới. Khi đó, nhà nhập khẩu sẽ phải có trách nhiệm tiếp nhận thông tin từ nhà sản xuất để thông báo cho người tiêu dùng đến các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng trong nước của mình để thay miễn phí các lỗi mà nhà sản xuất đã phát hiện. Vì vậy, dự thảo Nghị định đã ràng buộc trách nhiệm của nhà nhập khẩu vì chỉ có nhà nhập khẩu mới biết rõ nhất chiếc xe đó nhập ở đâu, chỗ nào.

Trong dự thảo chưa có quy định về hợp đồng hỗ trợ kỹ thuật bao gồm đào tạo kỹ thuật, cung cấp thông tin kỹ thuật, hướng dẫn sửa chữa, thiết bị chẩn đoán, thiết bị sửa chữa chuyên dụng. Theo ông có cần bổ sung quy định này hay không?

Theo tôi điều đó không cần thiết vì theo quy định của nhà sản xuất đã có các hướng dẫn về bảo hành, bảo dưỡng theo số km, theo hạng mục, quy trình thực hiện bảo dưỡng như thế nào. Thực tế, mỗi nhà sản xuất sẽ có các quy định riêng của mình.

Cảm ơn ông!

Mua ô tô từ đại diện không chính hãng như mua hàng xách tay

“Nếu DN có nhiều đại lý, nhưng lại chỉ có một cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ở TP HCM, trong khi tôi sống tại Hà Nội, mua xe ở đại lý tại Hà Nội, mỗi lần muốn bảo hành, bảo dưỡng hay sửa chữa chẳng nhẽ lại mang vào TP HCM và ai là người chịu chi phí vận chuyển, đi lại này? Sẽ rất tốn thời gian nếu phải chờ đợi quá trình dài và lâu như vậy. Bên cạnh đó, nếu xe xảy ra những vấn đề cần bảo hành nhỏ, không mất quá nhiều tiền để sửa chữa, tôi có thể lựa chọn sửa ngay tại một garage nào đó tại Hà Nội. Trong trường hợp đó, DN có cơ sở bảo hành bảo dưỡng cũng như không.

Với quy định nhà nhập khẩu chỉ cần cam kết với Bộ Công thương về việc triệu hồi, tôi cho rằng, các DN nhập khẩu sẽ khó có thể thực hiện các việc kể trên tốt như đại diện chính hãng hiện có tại Việt Nam. Điều này giống như khi mua một chiếc điện thoại hàng phân phối chính hãng và hàng xách tay tại Việt Nam. Tất cả đều được cung cấp ra thị trường từ nhà sản xuất nhưng với máy xách tay, sẽ chỉ nhận được sự bảo hành của cửa hàng bán điện thoại, sửa chữa tại đó và nếu có chiến dịch thu hồi sẽ rất khó khăn. Còn nếu mua điện thoại phân phối chính hãng tại Việt Nam, khách hàng sẽ được hưởng khá nhiều quyền lợi từ nhà nhập khẩu tương tự như nhà sản xuất và thậm chí được đổi sản phẩm mới trong 12 tháng nếu có lỗi do phía nhà sản xuất”.

Ông Lê Nguyên (Nguyễn Thị Định, Cầu Giấy, Hà Nội) -
 người sở hữu nhiều dòng xe sang được nhập khẩu về Việt Nam

Không phân biệt chất lượng giữa xe sản xuất và nhập khẩu

Ngày 29/5/2017, Bộ GTVT có Văn bản số 5694/BGTVT-KHCN góp ý với Bộ Công thương về Nghị định kinh doanh sản xuất, nhập khẩu ô tô. Tại văn bản do Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ ký, Bộ GTVT cho rằng: Tại Điều 6, dự thảo Nghị định quy định trách nhiệm DN bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của ô tô có quy định về trách nhiệm đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật đối với ô tô nói chung, nhưng bản chất nội dung Điều này mới chỉ quy định đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước mà chưa có quy định đối với xe nhập khẩu. Vì vậy, đề nghị Bộ xem xét nên bổ sung các nội dung quy định đối với xe nhập khẩu để thống nhất trong văn bản và đảm bảo công bằng, không phân biệt về chất lượng giữa xe sản xuất, lắp ráp và xe nhập khẩu.

Bên cạnh đó, Bộ GTVT cũng đề nghị, tại Điểm c, Khoản 2, Điều 23 đề nghị cân nhắc việc Bộ Công thương có nên tiến hành kiểm tra cơ sở bảo hành, bảo dưỡng của doanh nghiệp trước khi cấp giấy phép nhập khẩu không vì Bộ GTVT đã kiểm tra và cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng cho DN.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.