• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Hoàn thiện khung pháp lý đưa sản xuất, kinh doanh ôtô vào khuôn khổ

09/06/2017, 09:08

Đưa ô tô vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện là cần thiết để đảm bảo tối đa quyền lợi người tiêu dùng.

19

Hoạt động bảo hành nếu không được thực hiện tại cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn, khi xảy ra sự cố sẽ rất nguy hiểm - Ảnh: autodaily.vn

Việc đưa ô tô vào ngành nghề sản xuất, kinh doanh có điều kiện là cần thiết. Song, những điều kiện này cần được hoàn thiện như thế nào để phù hợp với thực tế, đảm bảo tối đa quyền lợi cho người tiêu dùng?

Mua xe sau 3 năm mới được bảo hành chính hãng?

Một trong các điểm đáng chú ý của dự thảo Nghị định là doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện và được Bộ Công thương cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô trước ngày 31/12/2017 thì được quyền nhập khẩu ô tô kể từ ngày Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô có hiệu lực.

Các điều kiện theo quy định là: Có ít nhất 1 cơ sở bảo hành, bảo dưỡng; Cam kết bằng văn bản với Bộ Công thương về việc thực hiện trách nhiệm bảo hành, bảo dưỡng, triệu hồi, thu hồi ô tô nhập khẩu.

Cũng theo Dự thảo này, cơ sở bảo hành, bảo dưỡng có thể thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hoặc thuộc hệ thống phân phối hoặc do doanh nghiệp thuê với thời hạn tối thiểu 3 năm.

Tuy nhiên, anh Trần Hoài Nam, một khách mua xe tại Hà Nội cho rằng, điều kiện “ít nhất một cơ sở” là chưa thỏa đáng với khách hàng. Nếu doanh nghiệp bán xe cho tôi chỉ có một cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ở TP.HCM, không lẽ tôi phải dong xe đi cả mấy nghìn cây số để được bảo hành?, anh Nam đặt vấn đề.

Ngoài ra, dự thảo cũng đưa ra một quy định được cho là khá lỏng lẻo, khi yêu cầu thời gian doanh nghiệp nhập khẩu phải sở hữu tối thiểu một cơ sở bảo hành, bảo dưỡng đủ điều kiện từ 1/7/2019 hoặc từ 1/7/2020, trong khi doanh nghiệp có thể bán xe từ 1/7/2017.

“Quy định về số lượng cũng như thời gian như trong Dự thảo rõ ràng có độ lệch và sẽ tạo ra lỗ hổng về hậu mãi cũng như gây thiệt thòi cho người tiêu dùng, bởi mua xe 3 năm sau mới được bảo hành chính hãng”, một chuyên gia trong ngành nhận xét.  

Triệu hồi, bảo hành xe: Phải có chứng nhận của nhà sản xuất

Theo Dự thảo Nghị định, doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và doanh nghiệp nhập khẩu ô tô phải chịu trách nhiệm triệu hồi ô tô theo quy định của pháp luật. Có 2 phương án được đưa ra: Một là doanh nghiệp nhập khẩu có trách nhiệm tiếp cận với chương trình triệu hồi của nhà sản xuất công bố, chủ động thông tin đến khách hàng và thực hiện khắc phục các lỗi kỹ thuật theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Hai là doanh nghiệp nhập khẩu ô tô phải có cam kết từ phía các nhà sản xuất ô tô về trách nhiệm triệu hồi ô tô nhập khẩu và hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình bảo hành, bảo dưỡng và bảo đảm cung cấp các linh kiện, phụ tùng phù hợp thay thế đảm bảo chất lượng kỹ thuật của xe nhập khẩu.

Góp ý vào Dự thảo Nghị định, ông Toru Kinoshita, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô VN (VAMA) cho rằng yêu cầu nhà sản xuất, nhập khẩu ô tô phải có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng là không phù hợp với thông lệ quốc tế. Bởi thực chất, các nhà sản xuất ô tô không sở hữu mà sử dụng hệ thống các đại lý ủy quyền trong việc phân phối, bảo hành, bảo dưỡng và triệu hồi các sản phẩm ô tô. VAMA kiến nghị Bộ Công thương bỏ quy định trên và bổ sung yêu cầu các nhà nhập khẩu phải nộp 3 loại giấy, gồm: giấy ủy quyền của nhà sản xuất cho việc nhập khẩu, phân phối cũng như cung cấp dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng và triệu hồi chính hãng; hợp đồng hỗ trợ kỹ thuật; hợp đồng cung cấp phụ tùng chính hãng.

Ông Trần Tấn Trung, Tổng giám đốc Công ty CP Liên Á Quốc tế, đơn vị phân phối chính hãng xe Audi tại Việt Nam cho rằng, phương án 1 như trong Dự thảo hoàn toàn bất hợp lý. Bởi nếu không phải là nhà phân phối chính hãng, không được nhà sản xuất cung cấp phần mềm chính thức, sẽ không thể kiểm tra, khắc phục được hết lỗi kỹ thuật liên quan đến an toàn như hộp não điều khiển túi khí, mã cài đặt chìa khóa chống trộm, hệ thống điều khiển chuyên sau của hệ thống thắng ABS... 

Về hoạt động bảo hành, ông Trung phân tích, nếu không được thực hiện tại cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn, khi xảy ra sự cố sẽ rất nguy hiểm. “Tôi lấy ví dụ, nhiều cơ sở dịch vụ lắp đặt cho khách hàng một loại cản trắng bằng inox. Sản phẩm này không đạt chuẩn, lắp đặt cũng không theo chuẩn, rất có thể văng ra khi xe đi với tốc độ cao. Trong trường hợp gây ra tai nạn, ai là người chịu trách nhiệm? Rồi vỏ xe, lốp xe tới kỳ phải thay, nhưng do không được tư vấn, bảo hành chính hãng, khách hàng vẫn sử dụng, nếu bất cẩn bị nổ, thủng lốp xe, gây mất lái, ai chịu trách nhiệm?”, ông Trung đặt vấn đề và cho rằng hoạt động bảo hành, triệu hồi, nhất thiết phải có cam kết và giấy chứng nhận của nhà sản xuất mới được coi là đảm bảo điều kiện để kinh doanh ô tô.

Thực tế tại Việt Nam, từ năm 2012 đến nay, tất cả các đợt triệu hồi đều do chính nhà sản xuất (trong nước hoặc quốc tế thông qua các đơn vị được ủy quyền chính thức) thực hiện; tuyệt nhiên không có bất cứ một doanh nghiệp đại diện cho bất cứ một nhà sản xuất ô tô nào đứng ra triệu hồi sản phẩm khi có vấn đề kỹ thuật xảy ra.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.