• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái mới

Những bộ phận dễ bị hỏng nhất của xe máy

19/12/2019, 08:00

Những bộ phận của xe máy như: má phanh, còi, bugi hay lốp... là những thứ hay bị hỏng mà bạn nên chú ý để tránh những rắc rối, mất an toàn.

Lốp xe

Với đặc điểm thường xuyên tiếp xúc với mặt đường, lốp xe máy cũ là bộ phận bị hao mòn nhiều và nhanh nhất. Nếu không kiểm tra thường xuyên khiến lốp bị mòn, nứt, thủng,… sẽ làm mất cân bằng xe và người lái không thể tiếp tục hành trình.

Bugi

Bugi cũng là một trong những bộ phận dễ bị hỏng hóc nhất trên xe máy mà bạn cần lưu ý. Sau một thời gian sử dụng, bugi sẽ xảy ra hiện tượng không đánh điện châm lửa cho buồng đốt.

Có nhiều nguyên nhân xảy ra hiện tượng này như: xe bị ngập nước, lâu ngày không được vệ sinh, hoặc cũng có thể do chế hòa khí của xe phân phối không ổn định, rò rỉ dầu vào bugi hay động cơ hoạt động nóng quá mức cho phép.

Hệ thống điện

Sau một thời gian sử dụng, hệ thống điện của xe máy sẽ xuống cấp và phát sinh hư hỏng, đặc biệt là đối với những chủ xe sử dụng nhiều và không bảo dưỡng bảo trì thường xuyên.

Hệ thống điện của xe máy bao gồm: Ắc-quy, bộ phát, máy phát hay IC. Khi sử dụng nếu bạn đề nổ và giữ đề lâu có thể khiến ắc-quy bị phóng hết điện và lúc này để khởi động được xe bạn chỉ còn cách đạp cho xe nổ. Đối với những chiếc xe số thì không có vấn đề gì nhưng đối với dòng mô tô phân khối lớn thì việc khởi động xe quả thật sẽ vô cùng vất vả.

Xích, hộp số xe máy

Sau khi sử dụng một thời gian dài, các bộ phận trên xe máy đều có dấu hiệu hư hỏng. Do đó, để tránh mất tiền sửa chữa xe máy bạn nên bảo dưỡng định kỳ cho các bộ phận theo mốc khuyến cáo của các nhà sản xuất.

Dấu hiệu cho thấy xích xe đã bị rão chính là tiếng động va chạm vào hộp xích. Mặc dù chưa hỏng ngay và xe vẫn chạy bình thường được nhưng xích rão sẽ tiềm ẩn nguy cơ bị tuột giữa đường khi đi với tốc độ cao dẫn tới dễ gây tai nạn cho người lái.

Khi xích của xe máy sẽ bị rão dần, nhông và đĩa bị mòn thì bạn nên mang xe ra tiệm nhờ thợ căng xích. Nếu đã căng vài lần thì bạn sẽ không thể căng thêm nữa và giải pháp tạm thời lúc này đó chính là cắt bỏ bớt mắt xích đi. Tiếp theo, nếu vẫn bị rão xích thì bạn chỉ có thể lựa chọn giải pháp là thay mới.

Theo lịch bảo dưỡng của các nhà sản xuất thì người dùng nên thay đồng bộ nhông, xích, đĩa mới cho chiếc xe máy của mình khi đã đi được quãng đường được 15.000 – 20.000km và nên mua theo bộ chứ không mua lẻ tẻ từng món.

Chi tiết cơ khí động cơ

Dầu nhớt là thành phần không thể thiếu, giúp chiếc xe máy duy trì khả năng vận hành hiệu quả qua thời gian.Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng xe máy nhiều người dùng lại chưa ý thức được việc thay dầu đúng lịch hoặc thậm chí quên luôn cả việc này mà chỉ thay nhớt.

Các nhà sản xuất khuyến cáo, để chiếc xe máy của bạn hoạt động tốt và không tốn tiền sửa chữa xe máy thì cứ di chuyển khoảng 1.500km bạn nên thay cả dầu và nhớt một lần.

Hãy chọn những đơn vị phân phối dầu nhớt chính hãng hoặc mang ra hãng xe để thay. Tránh thay nhầm hàng kém chất lượng làm xe nhanh hư hỏng hơn.

Má phanh

Theo thời gian, má phanh của xe máy cũng sẽ bị ăn mòn dần. Để đảm bảo phanh tốt thì người dùng cần đi siết phanh chặt hơn ở các tiệm sửa xe ngay khi phanh bị lờn hoặc kém nhạy.

Bạn cũng có thể tự chỉnh lại má phanh cho chiếc xe của mình sao cho lúc bóp 2 phanh xe thì xe sẽ phải dừng/khựng ngay lập tức. Nếu má phanh quá mòn thì người dùng nên thay mới để đảm bảo an toàn, đặc biệt là trong các tình huống khẩn cấp. Các nhà sản xuất xe máy khuyên bạn nên thay mới má phanh sau quãng đường di chuyển tầm 25.000 – 30.000 km.

Còi

Thêm một bộ phận của xe máy cần thay thế ngay khi có dấu hiệu hư hỏng đó chính là còi xe. Bộ phận này giúp "nhắc nhở" những người tham gia giao thông lơ đễnh khi đi trên đường.

Không nên chủ quan bỏ qua mà cần thay thế ngay khi thấy còi có dấu hiệu không ổn để đảm bảo an toàn cho bản thân khi tham gia giao thông.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.