• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Những bước tiến lớn về chính sách phát triển xe điện tại Việt Nam

11/11/2023, 08:31

Hội thảo quốc tế lần thứ ba về xe điện do Báo Giao thông tổ chức đã ghi nhận những bước tiến quan trọng trong các chính sách thúc đẩy phát triển phương tiện giao thông xanh.

Từ những chính sách khai mở...

Hơn 2 năm trước, vào tháng 9/2021, Báo Giao thông đã phối hợp với Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) tổ chức Hội thảo "Hạ tầng cho xe điện tại Việt Nam".

Theo số liệu của Cục Đăng kiểm Việt Nam vào tháng 8/2021, số lượng xe điện hoá (hybrid, plug-in hybrid, và xe thuần điện) ở Việt Nam rất ít, chỉ hơn 1 nghìn xe, trong đó phần lớn là xe hybrid, số xe chạy pin chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

Những bước tiến lớn về chính sách phát triển xe điện tại Việt Nam - Ảnh 1.

Hội thảo "Hạ tầng cho xe điện tại Việt Nam" do Báo Giao thông tổ chức tháng 9/2021 theo hình thức trực tuyến công nghệ thực tế ảo 3D (Virtual Event).

Tại hội thảo này, hầu hết ý kiến của các bộ, ngành, doanh nghiệp cũng đánh giá, ngoài sự hạn chế về hạ tầng, chính sách khuyến khích phát triển xe điện tại Việt Nam hầu như chưa có, ngoài một số ưu đãi về thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt cho doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô.

Nhiều ý kiến tham gia hội thảo đã đưa ra những đề xuất về lộ trình và giải pháp thúc đẩy sử dụng phương tiện giao thông điện tại Việt Nam, như: Các chính sách khuyến khích phát triển hạ tầng trạm sạc; Chính sách ưu đãi thuế, phí đối với người sử dụng xe điện; Xây dựng các bộ quy chuẩn, tiêu chuẩn đối với hệ thống sạc pin xe điện...

Quy hoạch xe điện tại Việt Nam: 'Cần mạnh dạn chốt con số'Quy hoạch xe điện tại Việt Nam: "Cần mạnh dạn chốt con số"

Chuyên gia đến từ UNDP nêu thực trạng, các nước trên thế giới, khi đã đặt mục tiêu 100-200 nghìn xe, họ sẽ vào cuộc quyết liệt nhưng Việt Nam chỉ mới đưa ra dự kiến.

Đến Hội thảo "Phát triển phương tiện giao thông đường bộ sử dụng điện hướng tới chuyển đổi năng lượng xanh" do Báo Giao thông tổ chức tháng 10/2022, những định hướng thúc đẩy phát triển xe điện tại Việt Nam đã được định hình rõ ràng hơn. 

Trước khi diễn ra hội thảo, tại Hội nghị COP 26 diễn ra cuối năm 2021, Việt Nam đã cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. 

Sau đó vào tháng 7/2022, để hiện thực hóa cam kết tại COP 26, Thủ tướng đã ban hành Quyết định phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành GTVT với những lộ trình cụ thể. Theo đó đưa ra mục tiêu đến năm 2025, 100% xe buýt thay thế, đầu tư mới sử dụng điện và năng lượng xanh. Và đến năm 2030, có 50% số xe buýt lưu hành và 100% taxi thay thế sử dụng điện và năng lượng xanh...

Tại hội thảo năm 2022, các bộ, ngành, doanh nghiệp đều nêu lên những khó khăn, vướng mắc trong việc thúc đẩy xe điện để có thể hiện thực hóa lộ trình tại Quyết định 876, như: Chưa có quy hoạch hạ tầng trạm sạc xe điện; Còn thiếu các bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn cho xe điện; Đề xuất xây dựng chiến lược mới cho ngành công nghiệp ô tô, phù hợp với xu hướng chuyển đổi năng lượng xanh; Đề xuất kịch bản cung ứng nguồn năng lượng cần thiết cho xe điện…

 

Những bước tiến lớn về chính sách phát triển xe điện tại Việt Nam - Ảnh 3.

Hội thảo "Thúc đẩy chuyển đổi sử dụng phương tiện giao thông điện" diễn ra sáng 10/11/2023.

... đến bước tiến lớn về hệ sinh thái xe điện

Tại Hội thảo "Thúc đẩy chuyển đổi sử dụng phương tiện giao thông điện" do Báo Giao thông tiếp tục tổ chức diễn ra sáng qua (10/11), qua các thông tin được trình bày và trao đổi tại hội thảo đã cho thấy, các chính sách thúc đẩy xe điện tại Việt Nam đã có những bước tiến lớn.

Ông Đào Xuân Lai, Trưởng ban Môi trường và Biến đổi khí hậu (Cơ quan Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) đánh giá: "Chuyển đổi giao thông điện tại Việt Nam mới diễn ra 2-3 năm nay nhưng có tiến bộ rất lớn. Những rào cản được nêu ra từ hội thảo do Báo Giao thông một năm trước đến nay hầu hết đã có tiến triển từ chính sách, hệ thống trạm sạc, nhân lực công nghệ, chuyển đổi công cộng hay các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường".

Vì vậy theo ông Lai: "Những mục tiêu đưa ra trong Quyết định 876 hoàn toàn có thể thực hiện được".

Những bước tiến lớn về chính sách phát triển xe điện tại Việt Nam - Ảnh 3.

Chỉ trong 3 năm, ô tô điện đang tăng trưởng mạnh mẽ tại Việt Nam.


Nói về những bước tiến trên lộ trình xây dựng chính sách cho xe điện, ông Phạm Hoài Chung, Phó viện Trưởng phụ trách Viện Chiến lược và Phát triển GTVT nhận định, Việt Nam đã có các chính sách ưu đãi, hỗ trợ sản xuất, lắp ráp ô tô điện, một số chính sách hỗ trợ tương đương hoặc thậm chí cao hơn một số nước trong khu vực.

Các chính sách để khuyến khích sử dụng ô tô điện của Việt Nam đang tập trung vào dòng xe điện chạy pin thông qua các ưu đãi về thuế dành cho cả doanh nghiệp sản xuất xe điện (thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp...) cũng như trong việc hỗ trợ cho người sử dụng xe điện được sử dụng xe điện với chi phí thấp hơn (thuế tiêu thụ đặc biệt, lệ phí trước bạ).

Trước câu hỏi về định hướng xây dựng các quy hoạch, quy định về hạ tầng kỹ thuật trong xây dựng để thúc đẩy phát triển xe điện, ông Trần Hoài Anh, Phó cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng) cho biết, Bộ đang soạn thảo và đề xuất ban hành hai luật gồm Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, Luật Phát triển đô thị. Trong đó, có các chính sách liên quan đến hạ tầng giao thông đô thị, đặc biệt là các phương tiện điện hóa và sử dụng năng lượng xanh. Cả hai luật này sẽ được trình lên Quốc hội trong năm 2024 và có thể sẽ áp dụng từ đầu năm 2025.

"Các đơn vị liên quan cũng đang rà soát, điều chỉnh Quy chuẩn 01, trong đó lồng ghép các chỉ tiêu về việc tỉ lệ trạm sạc xe điện chiếm bao nhiêu phần trăm ở hầm gửi xe chung cư. Cùng đó, Quyết định 766/QĐ-BXD cũng yêu cầu các đơn vị rà soát, nghiên cứu tiêu chuẩn kỹ thuật để xây dựng hạ tầng trạm sạc điện, cũng như ban hành định mức xây dựng để áp dụng rộng rãi hơn", ông Trần Hoài Anh cho biết.

Về việc bổ sung các bộ quy chuẩn liên quan đến xe điện, ông Phạm Minh Thành, Phó cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, đã có kế hoạch xây dựng sửa đổi bổ sung Quy chuẩn 09 liên quan đến phương tiện ô tô nói chung, trong đó có ô tô điện. Bộ GTVT đang xin ý kiến rộng rãi từ doanh nghiệp đến cơ quan quản lý Nhà nước về nội dung của quy chuẩn, dự kiến trong đầu năm sau sẽ trình để ban hành.

Ở cấp địa phương, đại diện Sở GTVT Hà Nội và TP.HCM cũng cho biết sẽ ban hành những lộ trình chuyển đổi phương tiện giao thông công cộng.

Với Hà Nội, mục tiêu đặt ra lộ trình chuyển đổi dự kiến chia thành từng giai đoạn. Giai đoạn 1 (2025-2030) với tỉ lệ chuyển đổi trung bình đạt 7,73%/năm, số lượng xe được chuyển đổi trung bình đạt 157 xe/năm. Giai đoạn 2 kéo dài từ năm 2031-2035, với tỷ lệ chuyển đổi trung bình đạt 8,0%/năm, số lượng xe được chuyển đổi trung bình đạt 162 xe/năm.

Ông Bùi Hòa An, Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM đã được UBND giao xây dựng chủ trương phát triển xe điện hóa và xe thân thiện môi trường, dự kiến trình lên từ đầu năm 2024… "Sắp tới, TP.HCM dự kiến khoanh vùng một số khu vực để trở thành khu vực dùng xe không phát thải, như ở các quận trung tâm của thành phố".

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.