• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Siết hay buông điều kiện kinh doanh ô tô nhập?

26/07/2016, 07:46

Việc tiếp tục siết chặt điều kiện quản lý, kinh doanh xe nhập khẩu là cần thiết.

IMG_4098
Hoạt động kinh doanh ô tô nhập khẩu vẫn cần gắn chặt với các điều kiện hậu mãi(Ảnh chụp showroom kinh doanh xe nhập khẩu trên đường Phạm Hùng, Hà Nội) - Ảnh: Tạ Tôn

Trong khi chờ Bộ Công thương tập hợp ý kiến, báo cáo Thủ tướng Chính phủ hướng xử lý Thông tư 20/TT-BCT trước ngày 30/7, diễn biến thực tế trên thị trường ô tô cho thấy, việc tiếp tục siết chặt điều kiện quản lý, kinh doanh xe nhập khẩu là cần thiết.

Cần văn bản thay thế Thông tư 20

Ông Nguyễn Thế Hùng, Giám đốc Công ty thương mại KyLin (Hải Phòng) cho hay, từ đầu tháng 7 (thời điểm Thông tư 20 hết hiệu lực) tới nay, một số DN tại Hải Phòng đã xin mở tờ khai nhập khẩu một số dòng xe ô tô dưới 9 chỗ từ Hàn Quốc về nhưng “cán bộ Hải quan loay hoay không cho thông quan mà nói chờ xin ý kiến chỉ đạo”.

Đại diện một DN nhập khẩu ô tô khác, ông Nguyễn Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Thiên Phúc An (Hà Nội) cho biết, việc thông quan của DN hiện vướng do thiếu giấy ủy quyền đại lý cấp 1 của hãng xe được chứng nhận của sứ quán nước sở tại. “Tôi đã hỏi bên Hải quan để nhập trước một dòng xe nhưng vẫn không được vì họ nói cũng phải chờ trả lời của Bộ Công thương. Tôi hỏi Bộ Công thương thì họ nói chờ Thủ tướng”, ông Tuấn cho biết.

Không chỉ các DN nhập khẩu xe băn khoăn, chính các cơ quan quản lý cũng lúng túng trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Mới đây, Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính đã yêu cầu Bộ Công thương làm rõ hiệu lực của Thông tư 20 để có cơ sở hướng dẫn hải quan các địa phương thống nhất thực hiện thủ tục cho các DN nhập khẩu ô tô từ tháng 7/2016.

Để đi đến quyết định tiếp tục hay dừng văn bản được quan tâm hàng đầu liên quan đến thị trường ô tô này, giữa tuần qua, Bộ Công thương đã tổ chức cuộc họp với các bộ, ngành liên quan và một số DN nhập khẩu xe. Tại cuộc họp này, vẫn tồn tại 2 luồng ý kiến giữa việc “giữ” và “bỏ” những điều kiện kinh doanh xe nhập khẩu nói trên. Song xuất phát từ lý luận lẫn thực tiễn cho thấy, việc duy trì trật tự kinh doanh cho thị trường ô tô - đã được thiết lập từ khi áp dụng Thông tư 20 đến nay - là cần thiết.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) lâu nay đứng trên quan điểm “mở cửa” cho thị trường ô tô nhằm thúc đẩy sức cạnh tranh của các DN. Tuy nhiên, trong báo cáo tình hình kinh tế và hoạt động DN 6 tháng đầu năm, VCCI cũng ghi nhận, Thông tư 20 đã làm tốt vai trò quan trọng của mình trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, góp phần đảm bảo ATGT và bảo vệ môi trường. “Khi Thông tư 20 hết hiệu lực và không được thay thế, chúng tôi lo ngại về việc ai sẽ đảm bảo chất lượng xe và dịch vụ khách hàng, các chiến dịch triệu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ nếu những nhà nhập khẩu không chính hãng sẽ dừng hoạt động kinh doanh vì những lý do nào đó”, các DN kiến nghị trong báo cáo của VCCI.

Không thu hẹp mà chọn lọc doanh nghiệp

Ở khía cạnh kiến nghị bỏ Thông tư 20, VCCI cho rằng, văn bản này đã phân biệt đối xử giữa các DN (có ủy quyền và không có ủy quyền), qua đó gián tiếp buộc người tiêu dùng chỉ được mua hàng hóa với một lượng DN nhất định, gây hạn chế cạnh tranh, đẩy giá bán xe lên cao khiến người tiêu dùng thiệt thòi.

Tuy nhiên, diễn biến thực tế trên thị trường cho thấy, các quy định chặt chẽ về điều kiện kinh doanh xe nhập khẩu không “thu hẹp” số lượng DN mà giúp thị trường chọn lọc các nhà cung cấp đáp ứng các yêu cầu cả về giá cả, chất lượng dịch vụ. Phó vụ trưởng Vụ KH&CN, Bộ GTVT Trần Quang Hà dẫn chứng, trước thời điểm ban hành Thông tư 20 (năm 2011), cả nước có 569 DN kinh doanh xe nhập khẩu với số lượng xe nhập loại dưới 9 chỗ gần 32.000 xe/năm (trung bình 50 xe/đơn vị/năm). Đến năm 2012, cả nước còn 58 DN nhập khẩu xe với số lượng 10.000 xe/năm, rồi tăng dần lên 81 DN/11.369 xe vào năm 2013; 209 DN/24.242 xe (năm 2014) và 311 DN/47.929 xe năm 2015 (trung bình mỗi doanh nghiệp nhập 150 xe/năm). “Diễn biến này cho thấy, số lượng các DN hoàn thiện các điều kiện của Thông tư 20 tăng dần lên cùng với mức tăng quy mô thị trường”, ông Hà nhận xét.

Phó Vụ trưởng vụ KH&CN Bộ GTVT Trần Quang Hà nhấn mạnh, ô tô thuộc loại hàng hóa nhóm 2, khi xảy ra sự cố không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân người sử dụng mà còn tác động đến nhiều người tham gia giao thông, đường sá, môi trường...

Trong khi, với các dòng xe thế hệ mới, toàn bộ cơ điện tử trên xe phải điều khiển bằng lập trình, mỗi nhà sản xuất có thiết bị chẩn đoán riêng. “Thiếu thiết bị này, khi xe xảy ra lỗi, người thợ có kinh nghiệm đến mấy cũng không thể xử lý được”, ông Hà nói và cho rằng, các điều kiện liên quan đến an toàn kỹ thuật của phương tiện cần phải tiếp tục được kiểm soát gắn với hoạt động kinh doanh xe, dù nhập khẩu hay sản xuất trong nước.

Liên quan đến lo ngại giá xe bị đẩy lên cao, giám đốc một đơn vị nhập khẩu ô tô cung cấp thông tin, thực tế thị trường cho thấy, giá nhiều loại xe “độc quyền phân phối” tại Việt Nam thời gian qua vẫn giảm mạnh. Đơn cử như xe Audi A6, tại thời điểm 2011-2012 được bán tương đương  120.000 USD/xe  (quy đổi), song nay chỉ còn 105.000 USD. Cũng hãng này, dòng Audi A4 trước khi Thông tư 20 ban hành được bán giá 76.000 USD/xe, nay còn 68.000 USD. Hay thương hiệu BMW Series 3, trước bán 75.000 USD/chiếc thì nay chỉ còn 62.000 USD/chiếc. Thậm chí, ngay cả xe lắp ráp trong nước, trước sức ép cạnh tranh của xe nhập khẩu cũng giảm giá mạnh, xe Mercedes E200 giảm từ 110.000 USD xuống còn 92.000 USD/chiếc...  

Trường hợp đơn vị nhập khẩu ô tô không chính hãng có giá bán thấp, đại diện các nhà nhập khẩu ô tô chính hãng cho rằng, ngoài việc  không đảm bảo các điều kiện về chất lượng xe, linh kiện, phụ tùng cũng như chất lượng dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng, giá xe bán ra rẻ còn do khả năng các đơn vị này gian lận thương mại. Vì vậy, đại diện các nhà nhập khẩu ô tô chính hãng mới đây đã có văn bản gửi Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia điều tra làm rõ hành vi kê khai giá nhập khẩu thấp nhằm trốn thuế nhập khẩu, thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT...

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.