• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái mới

Tay lái trợ lực loại nào an toàn hơn?

22/09/2017, 11:32

Theo kỹ sư Lê Văn Tạch, tay lái trợ lực dầu thủy lực an toàn hơn so với tay lái trợ lực điện.

H2B electric-and-h...055-s-original

1/ Van điều tiết thủy lực. 2/ Bánh răng. 3/ Ống dẫn thủy lực. 4/ Pít tông thủy lực 5/ Vỏ bọc (xy lanh) thanh răng.

Những chiếc ô tô đang lưu hành hiện nay sử dụng 3 hệ thống tay lái là tay lái trợ lực điện, tay lái trợ lực dầu thủy lực (tay lái dầu thủy lực) và cuối cùng là tay lái không có trợ lực. Đến nay, hầu hết các mẫu xe mới sử dụng tay lái trợ lực điện (EPS). Số lượng xe sử dụng tay lái thủy lực (FPS) không còn nhiều và số lượng xe tay lái không trợ lực đang dần biến mất. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn lấn cấn với câu hỏi: "Tay lái trợ lực dầu thủy lực hay trợ lực điện an toàn hơn?"

Về nguyên lý, tay lái trợ lực điện sử dụng điện năng do động cơ sinh ra, hoạt động theo cơ cấu đơn giản hơn so với tay lái trợ lực dầu thủy lực. Bên cạnh đó, tay lái trợ lực điện dễ sử dụng, cho cảm giác tốt hơn tay lái  trợ lực dầu thủy lực. Tuy nhiên theo kỹ sư Lê Văn Tạch, tay lái dầu thủy lực sẽ an toàn hơn so với tay lái trợ lực điện.

“Tay lái trợ lực điện sinh ra để giảm giá thành sản xuất, giảm tiêu hao nhiên liệu, dễ thay đổi chế độ lái so với vô lăng được trợ lực dầu thủy lực. Nhưng do tay lái trợ lực điện thường dùng cơ cấu bánh răng – trục vít là cơ cấu tự khóa nên khi không có điện thì vô lăng sẽ bị khóa. Ví dụ như trong trường hợp bất thường như lỗi cảm biến, mất nguồn điện cấp cho mô tơ thì vô lăng sẽ bị khóa. Nó sẽ nguy hiểm khi sự cố xảy ra khi xe đang lưu thông tên đường nên xét về góc độ an toàn thì EPS kém hơn FPS”.

Hiện nay, tay lái trợ lực điện đang trở thành xu thế của các hãng sản xuất ô tô. Tính đến năm 2011, các nhà nghiên cứu đã đưa ra số liệu về sự áp đảo của tay lái trợ lực điện. Trợ lực lái điện vươn lên 58,2% số lượng xe, trợ lực lái thủy lực chỉ chiếm 30,9% và 10,9% đối với xe không có trợ lực.

Bên cạnh đó, trợ lực lái điện còn có thể hỗ trợ tạo ra các tính năng an toàn như: hỗ trợ giữ làn đường, đỗ xe tự động, thậm chí là tự lái - điều mà hệ thống trợ lực lái thủy lực không thể làm được.

 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.