• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Video: Dập tắt cháy xe chỉ bằng một tấm vải

10/05/2021, 13:30

Chiếc xe đang cháy ngùn ngụt được phủ một tấm vải lên trên. Điều kỳ lạ là tấm vải không cháy mà ngọn lửa cơ bản đã được khống chế.

image

Tấm vải chữa cháy là phát minh của một công ty tại Na Uy, có tên gọi Bridgehill. Nguyên lý hoạt động của tấm vải này đơn giản chỉ là cách ly ngọn lửa với ô-xy để ngọn lửa tự tắt và cơ bản sẽ không cần tới nước hay bọt cứu hoả khi xảy ra cháy xe.

Tấm vải cứu hoả của Bridgehill có kích thước 6 x 8 mét, có thể phủ kín hầu hết các mẫu ô tô, được giới thiệu chịu được nhiệt độ lên tới 1.000 độ C trong 48 tiếng. Để không bị cháy, tấm vải nặng tới 28 kg, được làm bằng sợi thuỷ tinh có khả năng chống cháy.

Về mặt sử dụng, khi xe phát hoả, chỉ cần phủ kín tấm vải lên xe sao cho các mép vải đều bám chặt xuống đất để đảm bảo không có không khí lọt vào. Công ty phát minh đưa ra khuyến cáo rằng nên để chăn phủ lên xe ít nhất 10 phút mới bỏ ra và cần có lực lượng cứu hỏa chuyên nghiệp dỡ chăn.

Tuy nhiên, pin lithium của xe chạy điện có thể cháy mà không cần ô-xy. Dù vậy, chiếc chăn chuyên dụng ít nhất cũng có tác dụng cách ly chiếc xe bị cháy trong lúc chờ lực lượng cứu hỏa tới.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.