Trong thời gian vừa qua, việc chuyển đổi, đổi mới công nghệ sản xuất ô tô, xe máy; nâng cao chất lượng nhiên liệu sử dụng đồng thời nâng cao tiêu chuẩn phát thải đã và đang là các giải pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường từ hoạt động của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Ông Phạm Tiến Toàn, đại diện Vụ quản lý chất thải (Tổng cục Môi trường)
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đạt được đang và sẽ đặt ra những yêu cầu mới trong công tác quản lý chất thải từ phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; trong đó có pin, ắc quy thải bỏ.
Dưới đây là bài tham luận của ông Phạm Tiến Toàn, đại diện Vụ quản lý chất thải (Tổng cục Môi trường) về vấn đề này:
Hiện trạng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến ắc quy, pin thải
Theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại, pin, ắc quy thải thuộc nhóm “Các chất thải chưa nêu tại các mã khác”, bao gồm:
- Pin, ắc quy chì thải (Mã CTNH là 19 06 01);
- Pin Ni-Cd thải (Mã CTNH là 19 06 02);
- Pin, ắc quy thải có thủy ngân (Mã CTNH là 19 06 03);
- Chất điện phân từ pin và ắc quy thải (Mã CTNH là 19 06 04);
- Các loại pin, ắc quy khác (Mã CTNH là 19 06 05).
Như vậy, pin, ắc quy thải thuộc danh mục chất thải nguy hại và được quản lý như chất thải nguy hại trong toàn bộ quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý.
Theo Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ thì từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 pin các loại, ắc quy các loại thải bỏ phải được thu hồi, xử lý. Quyết định cũng đã quy định trách nhiệm của các bên liên quan, cụ thể như sau:
Điều 5. Trách nhiệm của nhà sản xuất
1. Tổ chức thu hồi sản phẩm thải bỏ do mình đã bán ra thị trường Việt Nam.
2. Thiết lập điểm hoặc hệ thống các điểm thu hồi sản phẩm thải bỏ theo các hình thức sau:
a) Tự thiết lập hoặc phối hợp với nhà sản xuất khác để thiết lập;
b) Thiết lập tại địa điểm riêng hoặc phối hợp với cơ sở phân phối để thiết lập tại địa điểm của cơ sở phân phối.
3. Điểm thu hồi phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường về thu gom, lưu giữ, vận chuyển sản phẩm thải bỏ.
4. Có trách nhiệm tiếp nhận sản phẩm thải bỏ của mình; khuyến khích tiếp nhận sản phẩm cùng loại với sản phẩm mình đã bán ra thị trường mà không phân biệt nhãn hiệu hoặc nhà sản xuất.
5. Tiếp nhận để xử lý những sản phẩm thải bỏ của mình đã đưa ra thị trường do nhà sản xuất khác thu hồi được khi có yêu cầu.
6. Xây dựng và thực hiện chính sách hợp lý, ưu đãi, tuyên truyền đối với người tiêu dùng hoặc tổ chức, cá nhân thu gom chuyển giao sản phẩm thải bỏ tại điểm tiếp nhận.
7. Tổ chức việc vận chuyển sản phẩm thải bỏ từ các điểm thu hồi đến các trạm trung chuyển (nếu có) và cơ sở xử lý theo quy định về quản lý chất thải.
8. Tổ chức xử lý sản phẩm thải bỏ đã thu hồi theo quy định về quản lý chất thải theo các hình thức sau:
a) Trực tiếp xử lý;
b) Chuyển giao cho các đơn vị xử lý chất thải trong nước có chức năng phù hợp;
c) Xuất khẩu ra nước ngoài để xử lý;
d) Tái sử dụng;
đ) Các hình thức khác theo quy định.
9. Khi chuyển giao sản phẩm thải bỏ là chất thải nguy hại cho đơn vị có chức năng xử lý từ các điểm thu hồi do mình trực tiếp thiết lập thì phải thực hiện kê khai, sử dụng chứng từ chất thải nguy hại với vai trò đại diện chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định.
10. Hàng năm, báo cáo Tổng cục Môi trường về các thông tin sau:
a) Lượng sản phẩm được sản xuất, nhập khẩu đã bán ra thị trường Việt Nam;
b) Danh sách điểm thu hồi và nơi xử lý sản phẩm thải bỏ;
c) Kết quả thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ;
d) Các trường hợp từ chối tiếp nhận sản phẩm thải bỏ và lý do từ chối tiếp nhận.
11. Báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương về các điểm thu hồi nằm bên ngoài cơ sở phân phối và khuôn viên cơ sở của nhà sản xuất.
12. Công khai thông tin về danh sách các điểm thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ; kết quả thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Môi trường và trang thông tin điện tử của mình (nếu có).
13. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về biển báo, dấu hiệu nhận biết và quy trình quản lý điểm thu hồi.
Điều 7. Trách nhiệm của người tiêu dùng, cơ sở phân phối, đơn vị vận chuyển, xử lý chất thải và tổ chức, cá nhân thu gom
1. Người tiêu dùng có trách nhiệm chuyển giao các sản phẩm thải bỏ theo các hình thức sau:
a) Tự chuyển đến điểm thu hồi;
b) Chuyển giao cho tổ chức, cá nhân thu gom để vận chuyển đến các điểm thu hồi sản phẩm thải bỏ;
c) Chuyển giao cho các đơn vị vận chuyển, xử lý chất thải có chức năng phù hợp;
d) Chuyển lại cho tổ chức, cá nhân sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế sản phẩm. Tổ chức, cá nhân tiếp nhận phải thực hiện trách nhiệm như chủ nguồn thải theo quy định.
2. Cơ sở phân phối có trách nhiệm:
a) Phối hợp với nhà sản xuất thiết lập điểm thu hồi và tiếp nhận sản phẩm thải bỏ tại cơ sở của mình theo đề nghị của nhà sản xuất;
b) Lưu giữ các sản phẩm thải bỏ tại điểm thu hồi theo quy định;
c) Khi chuyển giao sản phẩm thải bỏ là chất thải nguy hại từ điểm thu hồi thì phải thực hiện kê khai, sử dụng chứng từ chất thải nguy hại với vai trò đại diện chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định;
d) Cung cấp thông tin để nhà sản xuất lập báo cáo gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường theo mẫu quy định.
3. Đơn vị vận chuyển, xử lý chất thải có trách nhiệm:
a) Khi thực hiện hợp đồng với nhà sản xuất để thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ phải tuân thủ quy định về quản lý chất thải;
b) Không được phép chuyển các sản phẩm thải bỏ là chất thải nguy hại đến các điểm thu hồi khi thu gom từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ mà không có sự ủy quyền, phối hợp của nhà sản xuất;
c) Khi tiếp nhận sản phẩm thải bỏ từ các điểm thu hồi phải chuyển về cơ sở xử lý chất thải phù hợp theo quy định về vận chuyển chất thải.
4. Tổ chức, cá nhân thu gom khi tiếp nhận sản phẩm thải bỏ từ người tiêu dùng phải chuyển đến điểm thu hồi theo quy định.
Nhà sản xuất có trách nhiệm thu gom pin xe điện do mình bán ra thị trường
Điều 9. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường
1. Ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Quyết định này và quy chuẩn kỹ thuật môi trường về thu gom, lưu giữ và vận chuyển sản phẩm thải bỏ; tổ chức hướng dẫn và quản lý việc thực hiện.
2. Thiết lập, quản lý dữ liệu về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ; công bố danh sách các điểm thu hồi đáp ứng yêu cầu kỹ thuật môi trường theo quy định.
3. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ.
4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ.
5. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục sản phẩm thải bỏ và thời điểm thực hiện thu hồi, xử lý được ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 10. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ.
2. Ban hành chính sách, thực hiện hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất thiết lập các điểm thu hồi và triển khai hoạt động thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ trên địa bàn theo quy định tại Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
3. Thực hiện quản lý, thanh tra, kiểm tra việc thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ trên địa bàn theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
4. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ theo thẩm quyền.
Tại Thông tư số 34/2017/TT-BTNMT ngày 04 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ đã quy định về yêu cầu kỹ thuật tại điểm thu hồi, cụ thể như sau:
1. Đối với ắc quy thải bỏ
1.1. Có biển báo “Điểm thu hồi ắc quy thải bỏ”.
1.2. Khu vực lưu giữ ắc quy thải bỏ phải đáp ứng các yêu cầu chung như sau:
1.2.1. Có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực và không bị nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào. Có rãnh thu gom chất lỏng về hố ga thấp hơn sàn.
1.2.2. Đối với điểm thu hồi tập trung, yêu cầu trang bị thêm:
- Thiết bị phòng cháy chữa cháy (ít nhất bao gồm bình bọt chữa cháy, cát để dập lửa) theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy;
- Vật liệu hấp thụ (như cát khô hoặc mùn cưa) và xẻng để sử dụng trong trường hợp xử lý rò rỉ, rơi vãi, đổ tràn;
- Hộp sơ cứu vết thương; bình chứa dung dịch soda gia dụng để trung hòa khẩn cấp vết bỏng axit;
- Biển dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa phù hợp với loại CTNH được lưu giữ theo TCVN 6707: 2009 với kích thước ít nhất 30 (ba mươi) cm mỗi chiều;
- Sơ đồ thoát hiểm, ký hiệu hướng dẫn thoát hiểm (ký hiệu exit hoặc ký hiệu chỉ lối thoát) đặt ở các điểm đầu mối của lối đi.
1.3. Trường hợp lưu giữ xếp chồng lên nhau thì phải có biện pháp đảm bảo không bị rơi, đổ trong quá trình lưu giữ.
2. Đối với pin thải bỏ
2.1. Có biển báo “Điểm thu hồi pin thải bỏ”.
2.2. Dụng cụ, thiết bị chứa pin thải bỏ phải có kết cấu cứng, thành và đáy chắc chắc, không bị hư hỏng, biến dạng, rách vỡ bởi trọng lượng sản phẩm thải bỏ trong quá trình sử dụng.
2.3. Khu vực lưu giữ pin thải bỏ phải đáp ứng các yêu cầu chung như sau:
2.3.1. Có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực và không bị nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào.
2.3.2. Đối với điểm thu hồi tập trung, yêu cầu trang bị thêm:
- Thiết bị phòng cháy chữa cháy (ít nhất bao gồm bình bọt chữa cháy, cát để dập lửa) theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy;
- Vật liệu hấp thụ (như cát khô hoặc mùn cưa) và xẻng để sử dụng trong trường hợp xử lý rò rỉ, rơi vãi, đổ tràn;
- Biển dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa phù hợp với loại CTNH được lưu giữ theo TCVN 6707: 2009 với kích thước ít nhất 30 (ba mươi) cm mỗi chiều;
- Sơ đồ thoát hiểm, ký hiệu hướng dẫn thoát hiểm (ký hiệu exit hoặc ký hiệu chỉ lối thoát) đặt ở các điểm đầu mối của lối đi.
2.3. Lưu giữ, sắp xếp pin thải bỏ:
2.3.1. Pin thải bỏ khi lưu giữ phải để trong thiết bị, dụng cụ lưu giữ.
2.3.2. Trường hợp xếp chồng thiết bị, dụng cụ lưu giữ lên nhau thì phải có biện pháp đảm bảo không bị rơi, đổ trong quá trình lưu giữ.
Như vậy, đến nay, hệ thống quy định pháp luật đối với pin, ắc quy thải bỏ đã cơ bản được hoàn thiện trong toàn bộ quá trình lưu giữ, thu gom, vận chuyển và xử lý.
Đến nay, hệ thống quy định pháp luật đối với pin, ắc quy thải bỏ đã cơ bản được hoàn thiện trong toàn bộ quá trình lưu giữ, thu gom, vận chuyển và xử lý.
Định hướng công tác bảo vệ môi trường đối với pin, ắc quy thải trong thời gian tới
Để tiếp tục tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời gian tới, trong đó có công tác bảo vệ môi trường đối với hoạt động của phương tiện giao thông vận tải nói chung và phương tiện giao thông cơ giới đường bộ nói riêng, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ chủ động phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà sản xuất và các bên có liên quan nhằm tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, ví dụ như:
Xây dựng các quy định có liên quan đến kinh tế tuần hoàn tại Điều 142; trách nhiệm của nhà sản xuất theo quy định tại điều 54 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Xây dựng các quy định mới có liên quan đến hạ tầng kỹ thuật liên quan đến hoạt động của các phương tiện giao thông sử dụng ắc quy, pin. Ví dụ như, yêu cầu kỹ thuật đối với điểm sạc.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận