• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Góc nhìn

Thị trường xe hơi nhìn từ triển lãm

28/10/2024, 09:00

Muốn biết ngành công nghiệp xe hơi hay xu thế thị trường ở một quốc gia phát triển ra sao, xu hướng thế nào thì hãy đến xem triển lãm xe hơi ở quốc gia đó.

Nếu việc tổ chức các triển lãm ô tô lớn trên thế giới nhằm thúc đẩy và quảng cáo các sản phẩm ô tô mới, trình diễn công nghệ và quảng bá thương hiệu của các nhà sản xuất thì các kỳ triển lãm ô tô tại Việt Nam thường chỉ để giới thiệu sản phẩm đến các khách hàng trong nước. Nói vậy để thấy, các kỳ Triển lãm ô tô Việt Nam (VMS) từ xưa đến nay phần lớn mang ý nghĩa là một phương thức truyền thông marketing sản phẩm.

Có lẽ cũng vì quy mô và mục tiêu như vậy nên năm nay, khi thị trường gặp khó, "cầu ít, cung nhiều", nhiều hãng xe đã lặng lẽ rút lui.

Thị trường xe hơi nhìn từ triển lãm- Ảnh 1.

VMS 2024 có nhiều mẫu xe lần đầu ra mắt thị trường Việt Nam.

Thực tế sau một năm gián đoạn, có những thời điểm tưởng như kỳ triển lãm năm nay tiếp tục bị huỷ. Thế nhưng VMS 2024 đã trở lại, dù vắng bóng hàng loạt thương hiệu lớn, như: VinFast, Hyundai, Mecredes, Audi, Volvo, Ford và các thương hiệu thuộc họ nhà Thaco (BMW, KIA, Mazda, Peugeot…).

Sự rút lui của nhiều thương hiệu tên tuổi đã khiến Ban tổ chức phải kêu gọi các hãng xe máy tham gia, lấp vào những gian hàng trống mà các hãng ô tô đã rút lui. Ban tổ chức cũng đã quyết định đổi tên gọi thành 'Triển lãm Ô tô và Xe máy Việt Nam 2024".

Sự vắng mặt của nhiều thương hiệu chủ chốt trong ngành công nghiệp ô tô Việt Nam ngoài lý do xuất phát từ những khó khăn nhất thời của thị trường xe Việt còn phần nào cho thấy cách thức tiếp cận khách hàng của nhiều hãng xe đã thay đổi. Thay đổi từ cách làm marketing, truyền thông quảng cáo đến bán hàng. Sau đại dịch Covid-19, dường như hệ thống quản trị của các thương hiệu xe hơi đã thực dụng và căn ke hơn.

Nhiều thương hiệu thay vì góp tiền, chung mâm làm triển lãm đã tự mở các triển lãm hay hoạt động trải nghiệm xe của riêng mình. Như trước triển lãm chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, hãng xe sang Mercedes-Benz đã tự mở triển lãm tại Hà Nội. Kết quả thu về thì chỉ hãng xe mới đo đếm được nhưng một điều cảm nhận là những nét riêng trong những phiên triển lãm mang tính "solo" này.

Triển lãm năm nay không chỉ vắng bóng nhiều thương hiệu lớn, việc các thương hiệu xe sang rút lui đã khiến tính hấp dẫn, giải trí của triển lãm giảm đi. Thăm quan triển lãm, người xem có thể nhận thấy, chiếc xe đắt nhất chỉ có giá khoảng 3,5 tỷ đồng, thay vì có những siêu phẩm như những kỳ triển lãm trước.

Lâu nay, xu hướng mua xe của người Việt về cơ bản vẫn tập trung vào nhóm xe bình dân với giá bán không cao hơn mức bảy đến tám trăm triệu đồng. Nhưng với nhiều người, đi triển lãm là để xem xe sang dù chưa chắc có tiền để mua. Rõ ràng đi xem triển lãm mà thiếu xe sang với những không gian trưng bày đẳng cấp, đi xem đôi khi chỉ để ngắm rồi trầm trồ, ao ước.

"Muốn biết ngành công nghiệp xe hơi hay xu thế thị trường ở một quốc gia phát triển ra sao, xu hướng thế nào thì hãy đến xem triển lãm xe hơi ở quốc gia đó". Câu nói này vẫn luôn luôn đúng. VMS 2024 một lần nữa khắc hoạ đậm nét xu thế điện hoá của thị trường ô tô Việt Nam. Nói thực thì đây là xu thế không thể đảo ngược, chỉ có điều tốc chuyển hoá nhanh chậm ra sao.

Có lẽ chưa bao giờ số lượng xe xanh lại xuất hiện nhiều như lần triển lãm này. Một vài trong số đó còn được chọn làm vai trò vedette của gian trưng bày. Trong hầu hết các gian hàng của các hãng xe đều có ít nhất một sản phẩm điện hoá. Trong đó ngay cả Toyota vốn đang kiên định với mục tiêu chuyển đổi từ từ nhưng cũng đặt mẫu xe điện concept FT-3e lên bục cao nhất.

Lâu nay nhiều người vẫn tự hỏi, vì sao hãng xe máy chiếm đến hơn 70% thị phần là Honda chưa bán xe máy điện? thì nay Honda đã mang đến 2 mẫu xe máy điện đô thị CUV e: và ICON e: dành cho học sinh.

Còn hãng xe Trung Quốc BYD thì mang toàn bộ dải sản phẩm 6 chiếc xe điện trưng bày tại VMS 2024…

Ngay trong hội thảo bên lề triển lãm năm nay, xe điện hoá cũng là chủ đề chính, được thảo luận sâu như một thông điệp thể hiện cam kết hiện thực hoá mục tiêu Net Zero.

Một điểm nhấn đậm nét trong kỳ triển lãm năm nay là làn sóng xe Trung Quốc. Những gian hàng của MG, BYD hay GAC... được bày trí khá công phu, bài bản và nhiều mẫu xe lạ, cho thấy sự quan tâm của các thương hiệu Trung Quốc đối với thị trường Việt Nam. Phản ứng của khách tham quan với ô tô Trung Quốc tại triển lãm VMS 2024 cũng khá tích cực. Tuy nhiên, sự thành công của các hãng xe Trung Quốc tại Việt Nam được nhận định sẽ khó có thể đạt được trong một sớm một chiều và cần thêm thời gian để kiểm chứng.

VMS 2024 đã khép màn. Nhìn lại có thể thấy, trong bối cảnh khó khăn và sự cạnh tranh, phân hoá đang ngày càng khốc liệt, việc tổ chức được một kỳ triển lãm như vậy đã là một thành công. Đương nhiên chợ càng đông thì càng vui. Ít thì sẽ bớt vui hơn. Nhưng với những người am hiểu, thường người ta ít quan tâm đến những tiểu tiết trong khâu tổ chức, mà họ có cái nhìn rộng hơn để hiểu ngành công nghiệp ô tô Việt đang ở đâu? Thị trường sẽ đi theo xu hướng nào?

Và VMS 2024 chính là bức tranh phản ánh rõ nhất điều đó.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.