Lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc là 1 trong 10 quy tắc "vàng" giúp phòng ngộ độc thực phẩm |
Sáng 24/8, hội thảo “Sức khỏe và ATTP đối với cộng đồng” do Hội Liên hiệp Phụ Nữ Việt Nam phối hợp với Cục ATTP, Bộ Y tế tổ chức với sự đồng hành của nhãn hàng sữa Abbott Hoa Kỳ nhằm giúp các bà nội trợ nâng cao nhận thức về vai trò của ATTP đối với sức khỏe thông qua bữa ăn hàng ngày.
Chia sẻ tại Hội thảo này, ông Đinh Quang Minh, Phó Giám đốc Trung tâm ứng dụng và đào tạo ATTP, Cục ATTP, Bộ Y tế cho biết thực trạng của ATTP ở Việt Nam có rất nhiều vấn đề đáng bàn. Từ nguồn sản xuất, giết mổ, vận chuyển, cung cấp đến việc chế biến thực phẩm đều có thể tạo nên nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm nếu không được các gia đình lưu tâm.
>>>Xem thêm video:
Ông Minh lưu ý, đặc điểm ngộ độc thực phẩm chủ yếu xảy ra ở bếp ăn gia đình, liên quan đến yếu tố của người nội trợ rất lớn. Theo thống kê của Cục ATTP, ngộ độc thực phẩm từ bếp ăn gia đình chiếm 51,2% số vụ; từ bếp ăn tập thể trên 18%; ngoài ra là từ các địa điểm khác như đường phố, nhà hàng, khách sạn…
Để đảm bảo bữa ăn an toàn, phòng tránh ngộ độc ông Minh khuyến cáo người nội trợ lên thực hiện theo 10 nguyên tắc “vàng”. Đầu tiên là phải chọn thực phẩm an toàn. Tốt nhất nên lựa chọn cơ sở có uy tín, thường xuyên mua ở những cơ sở có địa điểm, địa chỉ rõ ràng biết người ta ở đâu có xảy ra vấn đề còn được kiểm soát, xử lý sau này. Tiếp đến là lưu ý nấu chín kỹ thức ăn; Ăn ngay sau khi nấu; Bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín; Nấu lại thức ăn thật kỹ; Tránh tiếp xúc giữa thức ăn sống và chín; Giữ sạch các bề mặt chế biến; Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và động vật; Sử dụng nguồn nước sạch… “Rất nhiều người không có thói quen rửa tay trước khi ăn, trước và trong chế biến thực phẩm. Cần phải thay đổi thói quen này bởi rửa tay sạch là một giải pháp quan trọng trong phòng chống bệnh tật và ngộ độc thực phẩm”, ông Minh khuyến cáo.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận