• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

1.900 trẻ em tử vong vì TNGT

28/12/2016, 09:23
image

Số trẻ em tử vong vì TNGT chiếm 25% tổng số trẻ em tử vong do các tai nạn thương tích.

Học sinh đi xe đạp và xe đạp điện ngược chiều trên

Học sinh dưới 18 tuổi điều khiển xe đạp điện, xe máy cần tuân thủ những quy định của pháp luật ATGT. Ảnh: Khánh Linh.

Số trẻ em tử vong vì TNGT chiếm 25% tổng số trẻ em tử vong do các tai nạn thương tích đang gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với gia đình, nhà trường và xã hội.

TNGT liên quan trẻ em gia tăng

Gia đình bà Phượng Hưng và cả người dân ở cụm dân cư số 11, xã Tân Lập, Đan Phượng, Hà Nội vẫn chưa hết bàng hoàng vì vụ tai nạn của đứa cháu gái 11 tuổi. Sáng 21/6/2016, cháu gái bà vừa cùng bố mẹ ở miền Nam ra chơi. Hôm sau, cháu xin phép đạp xe đi chơi trên con đường nhỏ trước cửa nhà, cũng là tỉnh lộ 422. Khi mới đi được khoảng 100m, cháu bị xe tải chở vật liệu xây dựng nặng khoảng chục tấn đâm vào. Cháu bị bánh xe tải chèn qua chân trái dập nát, ngất lịm và được mọi người đưa đi cấp cứu.

“Đau xót quá! Cháu ở miền Nam ra chơi với bà ngoại mới được một ngày đã xảy ra cơ sự. Thương cháu lắm, năm nào cũng đạt học sinh giỏi. Vụ TNGT hôm đấy khiến cháu vẫn còn sốc lắm, cũng may giữ được tính mạng, nếu không tôi ân hận cả đời”, bà Phượng Hưng than.

Xem thêm video:

Trước đó, chỉ khoảng hơn chục ngày, ngày 4/6 cách điểm TNGT này chỉ khoảng hơn 200m cũng xảy ra vụ TNGT khiến một người chết tại chỗ. Vụ TNGT cũng do xe tải chở vật liệu xây dựng gây ra. Chị Thoa Thắng, nhà ở cụm dân cư này bức xúc cho biết, trường học cách đây chỉ khoảng 1km, nhưng chúng tôi cũng không dám cho các cháu tự đi đến trường. Mấy hôm nữa vào năm học mới, gia đình phải cắt cử người lớn thay nhau đưa các cháu đi học.

Thực tế cho thấy số vụ TNGT đường bộ liên quan đến trẻ em đang ngày càng có chiều hướng gia tăng. Theo Thiếu tá, ThS. Đặng Đức Minh, Trung tâm Nghiên cứu ATGT, Học viện Cảnh sát nhân dân cho biết, trung bình mỗi năm cả nước có hơn 1.900 trẻ em tử vong vì TNGT, chiếm 25% tổng số trẻ em tử vong do các tai nạn thương tích. Đáng chú ý, tại nhiều thành phố lớn, dù kết quả TNGT giảm nhưng TNGT liên quan đến trẻ em lại tăng đều và rất cao.

“Theo kết quả nghiên cứu mới đây tại TP HCM, TNGT giảm liên tục qua các năm nhưng TNGT với đối tượng học sinh lại tăng rất đều và cao. Khoảng 8 - 9% số vụ TNGT liên quan đến trẻ em. 70% số trẻ em tử vong do TNGT là học sinh cấp III; số học sinh bị tử vong do tự điều khiển phương tiện xe đạp điện, xe máy chiếm tới 80%”, Thiếu tá Minh dẫn chứng và cho biết thêm, theo số liệu phân tích TNGT của Cục C67 giai đoạn 2012 -2015, đối tượng dưới 18 tuổi gây TNGT chiếm khoảng gần 8%. Đây là thực trạng rất đáng lo ngại.

Người lớn phải gương mẫu

Cũng theo Thiếu tá Minh, nguyên nhân khiến TNGT liên quan đến học sinh và trẻ em ngày càng tăng do các em không chấp hành quy định ATGT, chuyển hướng không đúng quy định, đi không đúng chiều đường, phần đường, làn đường, thường xuyên chở quá số người quy định.

“Nhiều học sinh vừa đi xe vừa sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, không đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách, đi không đúng phần đường, điều khiển xe buông cả hai tay, dàn hàng ngang từ ba xe trở lên. Một số em ý thức kém, cố tình vi phạm, nhiều trường hợp do tâm lý thích thể hiện mình trước đám đông, bạn bè; Thiếu kỹ năng đi xe đạp, kỹ năng đi xe máy, kỹ năng phòng tránh, xử lý các tình huống khi tham gia giao thông”, Thiếu tá Minh cho biết.

Để giảm thiểu TNGT liên quan đến trẻ em, ông Nguyễn Văn Thạch, Vụ trưởng Vụ ATGT (Bộ GTVT) cho rằng, phải trang bị kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho học sinh. Nhà trường cần tổ chức giáo dục sâu hơn trong môn học ATGT. Mặt khác, các bậc phụ huynh phải gương mẫu khi tham gia giao thông, khi đưa đón con đi học và nhắc nhở khi các em đi sai. Có như vậy mới dần hình thành ý thức tham gia giao thông đúng luật, an toàn trong các em.

“Bộ GTVT đã tổ chức nhiều buổi tuyên truyền về đội MBH cho trẻ em với mục đích nâng cao nhận thức công tác phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ em, tăng cường việc sử dụng MBH khi tham gia giao thông; đặc biệt là trẻ em vùng sâu, vùng xa, khu vực có nhiều khó khăn và trẻ em dân tộc. Tuy nhiên, điều đó cũng chỉ một phần. Quan trọng là phải thường xuyên nhắc nhở, tạo thói quen chấp hành Luật GTĐB, tham gia giao thông an toàn cho các em nhỏ. Điều này rất cần các nhà trường và bậc phụ huynh sâu sát hơn”, ông Thạch nói.

Cần phát huy tính gương mẫu của người lớn trong việc chấp hành quy định Luật GTĐB. Phải xây dựng, tổ chức tốt các chương trình học tập, sinh hoạt cộng đồng, phổ biến pháp luật, kỹ năng tham gia giao thông an toàn, phù hợp với tâm lý lứa tuổi của người chưa thành niên. Mặt khác, thường xuyên giáo dục kỹ năng đi xe đạp và sử dụng các phương tiện giao thông khác, kỹ năng xử lý tình huống cho các em để có một thế hệ an toàn khi tham gia giao thông”.

Thiếu tá, Ths. Đặng Đức Minh, Trung tâm Nghiên cứu ATGT, Học viện Cảnh sát nhân dân

Xem thêm video:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.