Thời gian gần đây, số trường hợp mắc ung thư tinh hoàn đến khám tại các bệnh viện không phải là nhỏ. Theo các chuyên gia y tế, ung thư tinh hoàn thường gặp nhất ở nam giới từ 15-35 tuổi.
Ung thư tinh hoàn gây giảm sức khỏe, giảm chất lượng sống, hiếm muộn và có thể dẫn đến tử vong.
Ung thư tinh hoàn gây giảm sức khỏe, giảm chất lượng sống, hiếm muộn và có thể dẫn đến tử vong.
Theo các bác sĩ, triệu chứng thường gặp nhất của ung thư tinh hoàn là bệnh nhân sờ thấy một khối cứng, đặc trong bìu, không đau.
Ngoài ra, các triệu chứng khác có thể gặp là: đau tinh hoàn, vú to lên, đau lưng, đau hông khi ung thư đã di căn đến các cơ quan khác. Vậy, nên nếu gặp triệu chứng này thì đi khám ngay, thay vì chần chừ, chủ quan.
BS cũng lưu ý là nhiều bệnh nhân chủ quan nghĩ rằng phẫu thuật cắt u là đã hết bệnh nên lơ là việc theo dõi tái khám. Khi u tái phát hoặc di căn xa mới đi khám lại thì đã muộn, nguy hiểm đến tính mạng.
Bác sĩ Nguyễn Duy Khoa, Đơn nguyên Nội theo yêu cầu 3, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội cho biết, để phòng ngừa ung thư tinh hoàn, cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ. Trong đó, yếu tố chủng tộc, tiền sử gia đình, ung thư tinh hoàn là không thể thay đổi. Với yếu tố nguy cơ tinh hoàn ẩn, cha mẹ cần chú ý phát hiện sớm tinh hoàn ẩn cho trẻ.
BS Duy Khoa hướng dẫn các quý ông cách tự khám tinh hoàn để phát hiện tinh hoàn ẩn và thực hiện phẫu thuật đưa tinh hoàn xuống bìu để phòng tránh nguy cơ ung thư tinh hoàn.
Bên cạnh đó, cần có cuộc sống tình dục lành mạnh tránh lây nhiễm HIV. Đồng thời thực hiện chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý để nâng cao sức khỏe.
Theo đó, quý ông tự khám tinh hoàn theo các bước như sau:
- Đứng trước gương, nam giới sẽ tự kiểm tra da bìu để tìm dấu hiệu da bìu phù nề.
- Dùng tay khám từng bên tinh hoàn. Dùng ngón trỏ và ngón giữa đặt dưới tinh hoàn, ngón cái để trên tinh hoàn. Lăn các ngón tay nhẹ nhàng để tìm các u cục bất thường.
- Tìm mào tinh hoàn và kiểm tra, đó là phần mềm mại nằm phía sau tinh hoàn. Đây là nơi giúp tinh trùng trưởng thành.
Nam giới cần tự khám tinh hoàn ít nhất 1 lần mỗi tháng. Đây là phương pháp theo dõi đơn giản và dễ áp dụng. Khi phát hiện có một khối đặc bất thường trong bìu, cho dù không gây đau cũng cần đến bệnh viện có chuyên khoa về nam học gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Để chẩn đoán ung thư tinh hoàn, người bệnh sẽ được thăm khám tổng quát và chuyên sâu nam khoa, thực hiện các xét nghiệm máu để tìm chất đánh dấu ung thư, siêu âm bụng, siêu âm đàn hồi mô và nếu cần thiết có thể chụp cộng hưởng từ. Nếu bệnh nhân trong độ tuổi sinh sản, mong muốn có con sẽ làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu về sinh sản, tinh dịch đồ và được hướng dẫn trữ tinh trùng trước khi điều trị.
Ung thư tinh hoàn là bệnh có tiên lượng tốt nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tính chung cho các giai đoạn có thể chữa khỏi cho 90% số người bệnh. Tỉ lệ sống 5 năm ở các bệnh nhân ung thư tinh hoàn là hơn 95%.
Vì vậy, ngoài việc thay đổi lối sống, cánh mày râu nên được kiểm tra sàng lọc phát hiện sớm ung thư tinh hoàn để có thể phát hiện và điều trị kịp thời.
Để phòng ngừa ung thư tinh hoàn, nam giới, nhất là những người trong độ tuổi từ 15 đến 35 tuổi cần tự kiểm tra tinh hoàn bằng cách nắn nhẹ hai bên bìu ít nhất 1 lần/tháng. Đây là phương pháp theo dõi đơn giản và dễ áp dụng.
Khi phát hiện có một khối đặc bất thường trong bìu, cho dù không gây đau cũng cần đến bệnh có chuyên khoa về nam học gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận