Điện ảnh

"Chị trợ lý của anh" miệt thị người đồng tính như "Táo quân"?

09/01/2019, 10:06
image

Cách gọi người đồng tính là "bóng, pede" trong phim "Chị trợ lý của anh" bị cho là đang miệt thị người LGBT.

Chi Tro Ly Cua Anh (8)

Mỹ Tâm và Mai Tài Phến tái hợp trong dự án điện ảnh đầu tay

Bộ phim “Chị trợ lý của anh” của Mỹ Tâm có thể sẽ là bộ phim “mở bát” suôn sẻ, hứa hẹn một năm ăn nên làm gia của điện ảnh Việt 2019 nếu như không vấp phải một số “hạt sạn”. Đặc biệt là thái độ được cho là đã “đụng chạm” với các nhân vật đồng tính và cộng đồng LGBT. 

Phim với nội dung xoay quanh câu chuyện giữa một cô gái thông minh giỏi việc Khả Doanh (do Mỹ Tâm thủ vai) và chàng doanh nhân trẻ tuổi Phúc Nam (Mai Tài Phến). Vì muốn cứu doanh nghiệp sữa của gia đình thoát khỏi sự thâu tóm của một tập đoàn nước ngoài, cô đành tạm rời bỏ chức vụ phó tổng giám đốc trong công ty mình để trở thành trợ lý cho Phúc Nam - giám đốc một công ty cà phê cùng với nhiệm vụ phải tìm cho anh ta một cô bạn gái.

Đây là một trong những thỏa thuận ngầm giữa Khả Doanh và ông nội của Phúc Nam (NSƯT Hữu Châu), người đang nắm giữ 20% cổ phần trong công ty của gia đình Khả Doanh. Cụ thể, ông nội Phúc Nam cho rằng đứa cháu đích tôn duy nhất, cuối cùng của dòng họ mình bị đồng tính và ông tỏ ra rất hoang mang và lo lắng nếu đó là sự thật.

Tuy nhiên, sẽ không có quá nhiều bàn cãi khi các nhân vật đồng tính được đưa lên màn ảnh nếu như “Chị trợ lý của anh” không thể hiện thái độ miệt thị, ghẻ lạnh cộng đồng người đồng tính. Chẳng hạn như trong cuộc trò chuyện với ông nội Phúc Nam, Khả Doanh giải thích về biểu hiện của một người đàn ông đồng tính là: “Thích mặc đồ hoa hoè, hay make-up hay tụ tập đi chơi với đàn ông…”. 

Các nhân vật trong phim hầu hết đều dùng những từ mang tính chất miệt thị những người đồng tính như “bóng, pede”. Thậm chí trong đoạn hội thoại, hai nhân vật còn cho rằng gặp phải người “gay” là “xui”: 

– Lỡ cháu ông “bóng” thật thì sao?

– Thì xui cho cháu chứ sao? 

– Chứ không phải xui cho ông hả?

(đó là thoại của phim khi nói về người đồng tính)

Một số nhân vật đồng tính nam khác cũng đều được xây dựng theo hình ảnh quá lố và bị người khác nhìn với ánh mắt kì thị, lạ lùng.

chi-tro-ly-cua-anh-2-15451850193241492081829

Trao đổi với báo Giao thông, bà Hoàng Hường - Phó Viện trưởng Viện iSEE, đơn vị có nhiều chương trình, hoạt động bảo vệ, thúc đẩy quyền của cộng đồng LGBT - cho biết: “So sánh với Táo quân, hình ảnh người đồng tính bị mang ra bêu riếu, miệt thị gay gắt thì "Chị trợ lý của anh" lại  cho thấy một thái độ khác. Cách thể hiện trong phim, cho thấy thực tế chúng ta vẫn còn nhiều định kiến không tốt đẹp với cộng đồng LGBT. 

Theo đó, chúng ta đừng nên khoanh vùng là cộng đồng LGBT phải cần được tôn trọng mà hãy nghĩ rằng bất cứ ai trong chúng ta cũng có nhu cầu và có quyền được tôn trọng. Không ai thích bản thân mình trở thành một đề tài gây cười, bị vẽ lại với hình ảnh méo mó. Một tác phẩm nghệ thuật, dù theo cách nào đó mà cố tình mang một đối tượng nào đó để làm trò, giải trí thì là một sự không tôn trọng”.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.