Công nhân Bangladesh chấp nhận chịu độc hại, nguy cơ mất an toàn lao động chỉ để đổi lấy 3-4 USD tiền công một ngày |
Ngành công nghiệp tháo dỡ tàu bắt đầu hình thành tại Bangladesh từ năm 1960, phát triển vững chắc qua những năm 80 đến giữa những năm 90 của thế kỷ 20. Từ năm 2004 đến năm 2008, khu vực này trở thành xưởng dỡ tàu lớn nhất thế giới và trở thành ngành kinh doanh kiếm lời tại Chittagong.
Trong khoảng 3 đến 4 tháng, trung bình, mỗi một con tàu tại các xưởng dỡ tàu ở Bangladesh sẽ mang lại lợi nhuận 1 triệu USD vì nhân công rẻ và tiêu chuẩn an toàn thấp kém.
Công nhân làm việc tại đây chỉ nhận khoảng 3-4 USD/ngày, họ phải hít khí độc, có nguy cơ dễ bị điện giật, bị thương do mảnh vỡ rơi xuống hay do các vụ nổ khí gas còn sót lại. Rất nhiều người lao động bị sẹo sâu, lồi lõm, có người mất cả ngón tay, người mù mắt.
Bất chấp độc hại, các công nhân tại xưởng này vẫn sử dụng tay trần và đèn hàn để tháo từng chiếc chốt, chiếc ốc vít. Tất cả các mảnh kim loại có giá trị sẽ được đưa lên chiếc xe tải đang đỗ chờ gần đó để mang tới lò và nung chảy sau đó chế thành thép. Số lượng thép tái chế này đóng góp một nửa trong tổng sản lượng thép tại Bangladesh.
T.T
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận