• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

"Tan trường đường tắc", dân Hải Phòng bức bối

08/04/2015, 18:50

Các cổng trường ở nội thành Hải Phòng thường xuyên xảy ra ùn tắc sau giờ tan trường.

TD 21
Ùn tắc xảy ra thường xuyên tại cổng Trung tâm giáo dục thường xuyên và cổng trường THCS Ngô Quyền

Đường nào có trường là ùn tắc 

Trước cổng trường THCS Ngô Quyền (cạnh tượng đài nữ tướng Lê Chân, đường Nguyễn Đức Cảnh) giờ tan học, PV Báo Giao thông ghi nhận ngày nào cũng xảy ra hiện tượng tắc nghẽn cục bộ. Đây là điểm giáp ranh giữa cổng trường THCS Ngô Quyền và Trung tâm giáo dục thường xuyên nên khi tan học có cả nghìn học sinh ùa ra đường. Thêm vào đó là đội ngũ phụ huynh học sinh, người bán hàng đứng chen chúc trên vỉa hè và tràn xuống lòng đường. Học sinh nhốn nháo dàn hàng ngang, thậm chí đi ngược chiều hòa với người tham gia giao thông khiến đoạn đường hẹp chở nên chật cứng.

Chị Thu Hoài (phụ huynh một học sinh trường THCS Ngô Quyền) cho biết không riêng đường này, đường nào có trường là ùn tắc. Hôm nào đón con cũng chịu cảnh tắc đường nhưng đành phải chấp nhận như chuyện hàng ngày. “Hôm nào cũng đón con về muộn, cũng cơm nước muộn. Nếu như không bị tắc thì mình có thể đi tập thể dục hay làm nhiều việc khác”, chị Hoài chia sẻ.

Một số trục đường chính, rộng và có mật độ người tham gia giao thông cao như đường Trần Nguyên Hãn, đường Đà Nẵng, Đinh Tiên Hoàng… cũng xảy ra tình trạng tương tự. Mỗi giờ tan học có đến cả nghìn người tập trung tại đây. Ô tô, xe máy, xe đạp đứng chen chúc nhau lấn hết cả lòng đường.

Dù chưa đến giờ tan học nhưng theo quan sát của PV, trước cổng trường Võ Thị Sáu (đường Trần Nguyên Hãn) đã có hàng dài phụ huynh học sinh xếp hàng chờ đón con. Đây là đoạn đường đông dân cư và có những diễn biến phức tạp về trật tự và an toàn giao thông. Gần trường là bến xe Niệm Nghĩa, sát ngay hai bên cổng trường là 2 ngân hàng, một phòng khám đa khoa lúc nào cũng đông khách, xe của nhân viên và khách hàng đều để ngoài vỉa hè.

Khi tan học, học sinh ùa ra tràn cả xuống đường, nhiều phụ huynh còn đậu đỗ ô tô ngay trước cổng trường. Với mật độ tham gia giao thông giờ cao điểm đông đúc nên chả mấy chốc, tuyến đường này chật cứng. Mặc dù mỗi khi tan học, ở đây có đến 3 lực lượng tham gia điều tiết giao thông: bảo vệ trường, trật tự phường và CSGT.

Vừa lách ra khỏi dòng xe cộ chen chúc, anh Hoàng Phúc Hải, ở Niệm Nghĩa cho biết: “Hôm nào cũng tắc anh ạ. Nhà tôi cách trường hơn cây số nhưng có hôm phải mất cả tiếng để đi đón con. Những hôm bận phải hai vợ chồng chia nhau đón 2 con học ở hai trường khác nhau. Buổi sáng tôi thường đưa cháu đi học sớm hơn nửa tiếng để tránh muộn giờ làm”.

Tại các tuyến phố nhỏ hoặc trong ngõ, tình trạng tắc đường còn thường xuyên và kéo dài hơn nhiều. Các trường THCS Chu Văn An, TH Thái Phiên (quận Ngô Quyền), Nguyễn Văn Tố (Lê Chân), Đinh Tiên Hoàng (quận Hồng Bàng)… không nằm trên các tuyến phố chính nhưng cứ đến giờ tan học lại xảy ra tắc nghẽn.

Ùn tắc do ý thức

Bà Trịnh Thị Lan, Hiệu trưởng trường THCS Võ Thị Sáu cho biết, trường có gần 2.500 học sinh nên giờ tan học có rất động học sinh ùa ra khỏi cổng. Nhà trường đã chỉ đạo bảo vệ trường phối hợp với lực lượng Trật tự đường hè, công an phường để nhắc nhở phụ huynh học sinh, điều tiết đảm bảo tránh ùn tắc và trật tự an toàn giao thông. Tuy nhiên, lượng học sinh và phụ huynh tập trung đông lại là tuyến giao thông chính, nhiều phương tiện đi lại nên đôi khi vẫn bị ách tắc cục bộ.

TD42
Có mặt lực lượng CSGT nhưng cổng trường vẫn nhốn nháo

Theo quan sát của PV, phần lớn nguyên nhân gây tắc đường do ý thức phụ huynh học sinh trong việc đưa đón con. Nhiều phụ huynh đậu đỗ xe ngay dưới lòng đường, lấn chiếm hết phần đường của người tham gia giao thông. Mặt khác, ý thức tham giao giao thông của chính các em học sinh cũng tạo nên việc ùn tắc. Sau giờ tan trường, học sinh thường “tụm năm, túm ba” đi dàn hàng ngang. Ở các trường

Thiếu tá Cao Xuân Cương, Đội trưởng đội CSGT số 1 (Phòng CSGT bộ - sắt Hải Phòng) cho biết, vào những giờ cao điểm hàng ngày, đội thường bố trí 2 - 3 chiến sĩ túc trực tại một số cổng trường hay ùn tắc để điều tiết giao thông."

THCS, THPT thường học sinh hay tự đi xe đạp (hoặc xe đạp điện) nên khi tan học một lượng lớn xe đạp được tỏa ra từ cổng. Kể cả khi có mặt của lực lượng CSGT, các em vẫn vô tư ùa ra đường.

Ông Vũ Xuân Khiêm, Trưởng phòng công tác học sinh - sinh viên, sở GD – ĐT Hải Phòng cho  biết sở đã chỉ đạo các nhà trường thường xuyên phối hợp với các gia đình phụ huynh học sinh tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho các em học sinh, sinh viên trên cơ sở “nhà trường thân thiện, học sinh tích cực”. Sở đã chỉ đạo một số trường cho mở cổng phụ hoặc cho phụ huynh đón con tại trong sân trường như trường: Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Văn Tố, Minh Khai.

Ông Nguyễn Văn Luyến, Chánh văn phòng Ban ATGT Hải Phòng cho biết, tình trạng ùn tắc giao thông tại cổng trường học ở Hải Phòng vẫn phức tạp. Trước đây, một số cổng trường hay ùn tắc thường có lực lượng Thanh tra giao thông tham gia điều tiết. Tuy nhiên, từ khi tập trung việc kiểm soát tải trọng, lực lượng này không đủ để bố trí ở các cổng trường như trước đây nữa.

“Chúng tôi sẽ đề xuất với thành phố để bổ sung lực lượng TTGT tham gia đảm bảo trật tự ATGT tại các cổng trường giờ cao điểm như trước đây”, ông Luyến nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.