Du lịch

4 địa điểm kỳ lạ, người bình thường không được phép đặt chân đến

19/04/2022, 19:00

Có một số địa điểm vì lý do an ninh, pháp lý hoặc khoa học nên không cho phép người bình thường ghé thăm.

1. Svalbard Global Seed Vault (Na Uy)

Trong trường hợp nếu có thảm họa xảy ra, con người và các loài động vật, thực vật đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng thì nơi này sẽ là cứu tinh của nhân loại.

Svalbard Global Seed Vault được ví như ngân hàng hạt giống, hoàn thành vào năm 2008 tại Na Uy. Nếu con người cần gieo trồng lại mọi thứ từ ban đầu, họ có thể sử dụng các loại hạt giống được lưu trữ tại đây.

img

Ngân hàng hạt giống nằm ở Spitsbergen, Svalbard – một quần đảo thuộc Bắc Cực, cách các dãy núi sa thạch gần đó 1.300km.

Với vị trí nằm ở độ cao cách 130m so với mực nước biển, nơi này thuận lợi cho việc bảo quản hạt giống khô ráo.

Trong khi đó, lớp băng vĩnh cửu xung quanh cũng giúp bảo quản hàng trăm nghìn mẫu vật được lưu trữ trong hầm.

Mặc dù hạt giống có thể được bảo quản an toàn tối đa nhưng người bình thường không có phận sự bị cấm vào.

Tại đây có hệ thống an ninh rất chặt chẽ, để đảm bảo các loại hạt giống tồn tại trong hàng nghìn năm.

2. Đảo Ilha da Queimada (Brazil)

Đảo Ilha da Queimada hay còn gọi là đảo rắn, rộng 43ha, nằm ở ngoài khơi bờ biển Brazil. Đây không phải là địa điểm lý tưởng cho một chuyến đi chơi.

Có hàng trăm loài rắn độc khác nhau sinh sống tại đây. Những loài rắn độc này nguy hiểm tới mức chỉ cần cắn một phát có thể khiến các động vật săn mồi không thể di chuyển.

img

Cứ mỗi m2 có khoảng 1 – 5 con rắn trên đảo. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho người dân, chính phủ Brazil cấm bất kỳ ai đặt chân lên hòn đảo này.

Trường hợp ngoại lệ duy nhất là các nhà nghiên cứu khoa học, nhưng họ bắt buộc phải đi cùng với bác sĩ khi lên đảo.

3. Hang động Lascaux (Pháp)

Hang Lascaux được phát hiện một cách tình cờ vào năm 1940 bởi 4 thiếu niên trong khi đi tìm chú chó cưng biến mất.

Sau đó, họ đi theo chú chó và tìm thấy một hang động với các bức tranh trên tường tuyệt đẹp. Ước tính các bức tranh về hươu, ngựa này có niên đại khoảng 17.000 năm trước.

Có thể nói rằng, đây là một trong số những nơi hiếm hoi có các bức tranh thời tiền sử được bảo quản tốt nhất từng được phát hiện.

Trong số đó, có khoảng 600 bức tranh và 1000 tác phẩm điêu khắc.

img

8 năm sau đó, hang động Lascaux mở cửa cho công chúng tới tham quan. Tuy nhiên, vào năm 1963, nơi này bị đóng cửa do nấm mốc bắt đầu xuất hiện trên các bức tường của hang động.

Theo các nhà khoa học cho biết, nấm mốc có thể phá hủy toàn bộ các bức tranh tại đây. Trước đó, hang động được tìm thấy trong tình trạng bị bịt kín.

Tuy nhiên, sau khi được phát hiện, không khí bên ngoài tràn vào và sự tiếp xúc của con người đã khiến cho một số loại nấm phát triển nhanh.

Chính vì lý do đó, hang động này bị hạn chế nghiêm ngặt số lượng du khách có thể vào hang tham quan.

Ngày nay, người ta đã xây dựng một bản sao bên cạnh để mọi người có thể thoải mái vào tham quan và khám phá thế giới cổ xưa.

4. Ayers Rock (Úc)

Ayers Rock hay còn được gọi là Uluru tọa lạc ở một vị trí hẻo lánh ở Úc. Nơi này từng là một địa điểm thu hút khách du lịch trong nhiều năm.

Thế nhưng gần đây, nó được thêm vào trong danh sách những nơi hạn chế cho khách du lịch.

Trước đây, bất chấp cái nóng lên tới 47 độ C vào mùa hè, du khách vẫn cố gắng leo lên đỉnh núi cao 348m. Hành trình chinh phục ngọn núi đá này là việc cực kỳ khó khăn.

img

Uluru là một nơi rất linh thiêng đối với người Anangu. Họ là những người bảo vệ ngọn núi đá đá khổng lồ này. Đã từ lâu họ luôn muốn du khách ngừng leo lên ngọn núi này.

Cuối cùng, mong muốn của họ đã được Ban giám đốc Công viên Quốc gia Uluru – Kata Tjuta ủng hộ. Năm 2017, quyết định cấm du khách leo lên núi Uluru được ban hành.

Ngày 25/10/2019, ngày cuối cùng mọi người được phép leo lên núi Uluru trước khi lệnh cấm có hiệu lực, khách du lịch đã xếp một hàng cực kỳ dài.

Khách du lịch vẫn có thể đến Vườn Quốc gia Uluru – Kata Tjuta nhưng chỉ có thể đứng nhìn ngọn núi thiêng chứ không bao giờ được bước chân lên nữa.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.