1. Để tâm trạng ảnh hưởng đến mối quan hệ với con cái
Nói như vậy không có nghĩa là bạn nên che giấu cảm xúc của mình với con cái nhưng cần chú ý đến cách quản lý. Bố mẹ có thể nghĩ rằng, con cái còn quá nhỏ để nhận ra bố mẹ đang có vấn đề nhưng chúng rất nhạy cảm với sự thay đổi tâm trạng của bố mẹ.
Khi bố mẹ bị stress, căng thẳng liên tục, điều này sẽ khiến họ cảm thấy rất bực bội trước những gì con cái hỏi. Việc bố mẹ dành thời gian cho bản thân, tinh thần thoải mái sẽ khiến việc giao tiếp với con cái trở nên tốt hơn.
2. Phớt lờ những gì con cái nói
Con cái không phải lúc nào cũng sẵn sàng chia sẻ những tâm tư của mình với bố mẹ. Mỗi khi con cái muốn nói chuyện có nghĩa chúng cần sự quan tâm của bố mẹ.
Nếu bố mẹ phớt lờ, không coi trọng những gì con cái chia sẻ, chúng sẽ nghĩ bản thân không quan trọng với bố mẹ. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng con cái luôn che giấu cảm xúc thật của mình, không muốn chia sẻ bất cứ chuyện gì với bố mẹ.
Chính vì thế, khi con cái đến gặp bố mẹ và nói điều gì đó, bạn cần dừng việc mình đang làm, giao tiếp bằng mắt và tập trung vào cuộc trò chuyện.
3. Liên tục nói về những vấn đề khiến con cái cảm thấy tồi tệ hơn
Việc bố mẹ hỏi đi hỏi lại cùng một vấn đề có thể làm cho con cái cảm thấy như bị làm phiền, càng khiến chúng muốn tự mình giải quyết vấn đề hơn.
Tất cả chúng ta đều đối phó với những căng thẳng theo những cách khác nhau và con cái cũng không ngoại lệ. Đó là lý do tại sao bố mẹ thay vì thúc ép con cái nói ra những gì chúng không muốn, hãy hỏi ít hơn.
4. Không xem trọng những vấn đề của con cái
Bố mẹ cần coi trọng những vấn đề của con cái ngay cả khi những cảm xúc hoặc phản ứng của chúng trông có vẻ ngớ ngẩn. Thay vì trêu chọc những tình huống con cái đang gặp phải, tốt hơn bố mẹ nên chia sẻ kinh nghiệm để con cái có thể tự mình giải quyết vấn đề.
5. Kể cho người khác nghe về bí mật của con cái
Bố mẹ đừng bao giờ kể với bạn bè hoặc người thân những gì con cái đã dặn đó là bí mật. Việc làm này khiến con cái không còn tin tưởng vào bố mẹ nữa.
6. Không cho con cái tự lập
Đến một độ tuổi nào đó, con cái sẽ muốn tự do nhiều hơn, được tự làm những điều bản thân thích. Khi điều này xảy ra, một số bố mẹ thường coi đó là sự thiếu tôn trọng hoặc họ đang mất kiểm soát đối với con mình. Điều này có thể dẫn đến việc bố mẹ kìm kẹp con cái hơn.
Trong trường hợp này, thay vì đặt ra các quy tắc chặt chẽ hơn, bố mẹ hãy để con cái tự lập và bản thân chỉ có trách nhiệm quan sát. Khi con cái cảm thấy bố mẹ tin tưởng vào mình, chúng sẽ trưởng thành và sống có trách nhiệm hơn.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận