Tổng lợi nhuận sau thuế của các công ty trong danh sách năm nay đạt 174.510 tỷ đồng, tăng 25,8% so với danh sách công bố năm trước, mặc dù đại dịch COVID-19 đã tác động và ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp, các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam cũng bị suy giảm sức mua.
Masan Group được vinh danh tại Lễ trao giải Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2021
Giữ vững vị thế 9 năm liên tiếp nằm trong Top công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam, Masan ghi dấu ấn là một tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu và tiêu biểu của Việt Nam bởi những chiến lược phát triển và xoay trở thích ứng, kịp thời.
Công ty thành viên và liên kết của Tập đoàn Masan là những Công ty dẫn đầu các lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh, thịt có thương hiệu, bán lẻ, chuỗi F&B, dịch vụ tài chính, viễn thông và sản xuất vật liệu công nghiệp có giá trị gia tăng. Đây là những lĩnh vực đang tăng trưởng cao của nền kinh tế Việt Nam.
Đạt kết quả tích cực ở các mảng kinh doanh
Kết thúc quý 3-2021, Masan đạt 64.801 tỉ đồng doanh thu thuần trong 9 tháng đầu năm 2021, hoàn thành 70,4% mục tiêu doanh thu, tương ứng 92.000 tỉ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.126 tỉ đồng, hoàn thành 85% mục tiêu lợi nhuận ở mức thấp là 2.500 tỉ đồng cho năm tài chính 2021.
Đây cũng là quý đầu tiên Masan không còn bù lỗ cho chuỗi bán lẻ WinCommerce (tên gọi mới của VinCommerce). WinCommerce có quý đầu tiên (Quý 3/2021) đạt lợi nhuận thuần phân bổ cho cổ đông 137 tỉ đồng, tăng 21,2% so với năm ngoái.
Ba nền tảng trụ cột chính của Masan từ các công ty con, gồm tiêu dùng bán lẻ (The CrownX, hợp nhất WinCommerce và Masan Consumer Holdings), thịt mát và thịt mát chế biến (Masan MEATLife), vật liệu công nghệ cao (Masan High-tech Materials) đều tăng mạnh trên hai chữ số, từ 14,3 - 89,3%.
Đặc biệt, The CrownX được xem là nền móng, là chương đầu tiên của chiến lược Point of Life - phục vụ các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu trên một nền tảng tích hợp xuyên suốt từ offline đến online thông qua hệ thống khách hàng thân thiết, giúp người tiêu dùng chi trả ít hơn cho nhu yếu phẩm hằng ngày.
Mục tiêu sắp tới của Masan là mở rộng quy mô của "Point of Life". Cụ thể, trong năm 2022, Masan sơ bộ sẽ mở rộng quy mô chuỗi WinMart+ thêm 700 - 1.000 điểm bán, nâng tổng số siêu thị mini lên 3.300 - 3.600 điểm trước cuối năm 2022. Masan cũng có kế hoạch chuyển đổi ít nhất 50% điểm bán WinMart+ thành các cửa hàng theo mô hình mini-mall.
Cửa hàng WinMart+ theo mô hình mini-mall tích hợp phục vụ nhu yếu phẩm, trà và cafe, dược phẩm, dịch vụ tài chính và viễn thông
Mini-mall là mô hình thực tiễn đầy khả quan của chiến lược Point-of-Life
Masan bắt đầu thí điểm mô hình mini-mall từ tháng 6-2021 với cửa hàng đầu tiên đặt tại WinMart+ Udic (Hà Nội), hướng tới đối tượng khách hàng gia đình, khu dân cư. Cửa hàng tích hợp kiosk Phúc Long cùng quầy giao dịch ngân hàng Techcombank, giúp khách hàng tận hưởng nhiều tiện ích mà không phải di chuyển nhiều nơi.
Từ lúc triển khai mô hình, Masan ghi nhận lưu lượng khách hàng và lợi nhuận tại các điểm bán WinCommerce đều tăng đáng kể. Với việc tích hợp thương hiệu Trà - café Phúc Long vào WinMart+, Masan nhanh chóng mở rộng tệp khách hàng vốn có, chinh phục thế hệ người tiêu dùng trẻ có phong cách sống hiện đại.
Bước đi này chứng minh hiệu quả khi kiosk Phúc Long biến WinMart+ thành điểm đến yêu thích của giới trẻ, đóng góp cho mỗi cửa hàng trung bình 5 triệu đồng doanh thu mỗi ngày. Hoạt động kinh doanh khởi sắc tại cửa hàng thí điểm đầu tiên là động lực để Masan đẩy mạnh nhân rộng quy mô của mini-mall.
Tin tưởng mạnh mẽ vào tiềm năng của mô hình Point-of-Life, tháng 11 vừa qua, SK Group tiếp tục đầu tư vào The CrownX (TCX) với tổng giá trị tiền mặt là 340 triệu USD. Đây là khoản đầu tư tiếp theo của SK vào một công ty con của Masan, khẳng định niềm tin mạnh mẽ vào chiến lược "Point of Life" của Tập đoàn.
Trước đó, vào tháng 4-2021, Tập đoàn SK của Hàn Quốc đã đầu tư 410 triệu USD vào WinCommerce. Tháng 5-2021, Tập đoàn Alibaba và Baring Private Equity Asia (BPEA) đầu tư vào The CrownX với tổng giá trị tiền mặt 400 triệu USD.
Masan hướng đến mục tiêu sở hữu nền tảng duy nhất có khả năng tiếp cận đến 80% chi tiêu tiêu dùng của người Việt, phục vụ đa dạng các nhu cầu thiết yếu từ nhu yếu phẩm, dịch vụ tài chính, chuỗi F&B, viễn thông… Vì vậy, Masan đã rót 295,5 tỉ đồng để mua lại 70% cổ phần Mobicast (công ty sở hữu thương hiệu mạng Reddi).
Sau khi tích hợp Mobicast, Masan cho biết sẽ phát triển chương trình khách hàng thân thiết và hệ thống thanh toán thông qua ví di động nhằm mang đến giá trị dài hạn cho người tiêu dùng, đồng thời duy trì mô hình thu hút khách hàng mới có chi phí thấp.
MSN vừa chốt tỷ lệ cổ tức tiền mặt năm 2021 là 12% và dự kiến phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 5:1.
Đợt cổ tức tiền mặt này sẽ nâng tổng giá trị cổ tức tiền mặt của MSN cho năm tài chính 2021 lên 1.200 đồng/CP, trong đó 950 đồng/CP đã được trả vào tháng 7-2021. Về cổ phiếu thưởng, cứ 5 cổ phiếu hiện hữu thì cổ đông được nhận thêm 1 cổ phiếu.
Ngày 2-12, VCSC công bố báo cáo khuyến nghị mua cổ phiếu MSN và nhận định giá mục tiêu của cổ phiếu này 186.000 đồng/cổ phiếu.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận