• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

90% nguyên nhân tai nạn giao thông do ý thức kém

25/12/2018, 06:55

Hiện có tới khoảng 90% nguyên nhân các vụ TNGT là do ý thức người tham gia giao thông.

4

Lãnh đạo Ủy ban ATGT Quốc gia và Bộ VH, TT&DL chủ trì phiên thảo luận

Thông tin tại Hội nghị Sơ kết 5 năm thực hiện tiêu chí văn hóa giao thông đường bộ được Ủy ban ATGT Quốc gia phối hợp với Bộ VH, TT&DL tổ chức hôm qua (24/12), Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng cho biết, hiện có tới khoảng 90% nguyên nhân các vụ TNGT là do ý thức người tham gia giao thông.

Chấp hành đúng... bị mắng

Theo bà Trịnh Thị Thủy, Thứ trưởng Bộ VH, TT&DL, Quyết định 3500/2013 của Bộ VH, TT&DL đã chi tiết 9 tiêu chí cụ thể và 5 tiêu chí theo nhóm các đối tượng người tham gia giao thông, chủ phương tiện, cơ quan quản lý, lực lượng xử lý vi phạm. Qua 5 năm thực hiện, nhận thức và ý thức văn hóa giao thông của người tham gia giao thông được nâng lên, nhất là đối với thế hệ trẻ, góp phần giảm TNGT những năm qua.

"Ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông chưa tốt, nguyên nhân đã được các nhà văn hóa chỉ ra do ý thức hệ, xuất phát từ truyền thống lịch sử, đất nước bị đô hộ, người dân bị áp bức nên thường có tư tưởng chống đối. Xây dựng xã hội mới, con người mới không có cách nào khác phải kiên trì, mất nhiều thời gian”.

Ông Vũ Văn Viện
Giám đốc Sở GTVT Hà Nội

Tuy nhiên, theo bà Thủy, hiện vẫn phổ biến tình trạng vi phạm ATGT liên quan đến ý thức như: Phóng nhanh, vượt ẩu, chạy quá tốc độ, lấn làn... Chia sẻ về câu chuyện của mình gặp phải khi tham gia giao thông, bà Thủy cho biết: “Trong một lần tham gia giao thông vào thời điểm giữa trưa vắng, tôi chấp hành đúng quy định, dừng lại khi gặp đèn đỏ. Ngay khi đó, tôi bị một người tham gia giao thông khác mắng là “đồ nhà quê” vì “đường vắng có ai đâu mà dừng đèn đỏ”.

Theo Đại tá Đỗ Thanh Bình, Phó cục trưởng Cục CSGT (Bộ Công an), văn hóa là tự giác chấp hành, tự giác thực hiện, nhiều chuyên gia nước ngoài đến Việt Nam cho rằng, văn hóa giao thông của chúng ta khác rất nhiều nước họ. Trung bình 1 năm, lực lượng CSGT xử phạt gần 5 triệu trường hợp vi phạm ATGT, với số tiền phạt khoảng hơn 2.000 tỷ đồng. Con số xử phạt này vẫn rất ít, thậm chí là “muối bỏ biển” so với thực tế vi phạm diễn ra trên đường.

“Năm 2018, TNGT lĩnh vực đường bộ có giảm nhưng mục tiêu giảm số người chết 5% theo Nghị quyết của Quốc hội sẽ ngày càng khó hơn trong điều kiện ý thức của người tham gia giao thông chưa tương xứng với tốc độ phát triển của phương tiện và tỷ lệ gia tăng của hạ tầng. Dù có đầu tư thêm nhiều phương tiện hiện đại, nhưng khi có đèn đỏ vẫn phải có CSGT, người tham gia giao thông mới chấp hành. Điều này rõ ràng thể hiện văn hóa giao thông chưa tốt”, Thượng tá Bình nói.

Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng cho rằng, trong nhiều nguyên nhân dẫn đến TNGT, nguyên nhân từ ý thức kém chiếm tới 90%. Trong đó, bao gồm cả ý thức của người tham gia giao thông và người làm việc trong cơ quan quản lý xây dựng, quản lý kết cấu hạ tầng, vận tải, đăng kiểm, thanh tra, tuần tra kiểm soát.

5

CSGT dừng xe xử lý vi phạm tại đường Láng, Hà Nội - Ảnh: Tạ Tôn

Cần cảm ơn người xử phạt

Cũng theo ông Khuất Việt Hùng, ngoài quy định pháp luật, không nhiều quốc gia có bộ tiêu chí về ATGT đường bộ. Theo ông Hùng, để xây dựng những giá trị văn hóa cần nhiều thời gian, qua nhiều thế hệ. “Văn hóa giao thông là bộ phận của văn hóa xã hội, trong đó văn hóa giao thông của cá nhân được hình thành từ phông văn hóa của chính con người đó.

Các tiêu chí chung Quyết định số 3500/2013 của Bộ trưởng Bộ VH, TT&DL ban hành tiêu chí văn hóa giao thông đường bộ bao gồm: Tự giác chấp hành pháp luật về giao thông; thực hiện nghiêm nhiệm vụ, tác phong chuẩn mực, văn minh; tôn trọng, nhường nhịn, giúp đỡ mọi người khi tham gia giao thông; có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông; đi đúng làn đường, phần đường quy định; không tham gia đua xe và cổ vũ đua xe trái phép; tuân thủ pháp luật khi xử lý và bị xử lý các hành vi vi phạm trật tự ATGT; tạo dựng kết cấu hạ tầng giao thông chuẩn mực, an toàn; có ý thức văn hóa xây dựng môi trường giao thông thân thiện, an toàn.

“Chúng ta cần tiếp tục xây dựng văn hóa giao thông trên nền tảng bộ tiêu chí đã ban hành. Ủy ban ATGT Quốc gia sẽ phối hợp với Bộ VH, TT&DL xây dựng những bộ tiêu chí ATGT cụ thể hơn cho từng mô hình, kể cả trong doanh nghiệp vận tải và người tham gia giao thông”, ông Hùng cho biết.

Cũng theo ông Hùng, khi đã có quy tắc, tiêu chí cần có môi trường vật chất thực thi tạo thói quen cho người tham gia giao thông. “Cần nhớ rằng, xử phạt cũng là giáo dục. Mỗi người khi được CSGT dừng lại xử phạt, đó là 1 lần phải cảm ơn người xử phạt vì không có bài học nào, sự cảnh tỉnh nào tốt hơn xử phạt. Khi bị xử phạt một lần, lần sau sẽ không vi phạm. Hành động xử phạt giúp cho người tham giao giao thông không vi phạm và không có nguy cơ bị TNGT thì phải cảm ơn”, ông Hùng nói.

Theo ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội, để xây dựng ý thức tự giác chấp hành pháp luật, trước tiên phải tuyên truyền giáo dục, nhất là phải trở thành môn học bắt buộc trong hệ thống giáo dục. Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện cho người dân chấp hành tốt quy định của pháp luật bằng cách phát triển cơ sở hạ tầng, tổ chức giao thông hợp lý.

“Cần tôn vinh hình ảnh người tốt, việc tốt, làm sao để người chấp hành tốt pháp luật ATGT cảm thấy tự hào, vinh dự; Đồng thời, để người vi phạm cảm thấy xấu hổ”, ông Viện nói. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.