Trẻ em tị nạn ở Hamburg. Ảnh: DPA.
|
Theo tờ The Local (Đức) ngày 29/8, số liệu từ Văn phòng Cảnh sát Hình sự Liên bang (BKA) cho thấy có tới 8.991 trẻ em và thiếu niên tị nạn tại Đức đã được báo cáo mất tích kể từ ngày 1/7 vừa qua.
Con số này đã tăng đáng kể số với tổng số trẻ em mất tích được báo cáo trong năm 2015 và gần gấp đôi so với con số 4.749 người xin tị nạn ở nước này từ hồi đầu năm 2016.
BKA cho biết, hầu hết trẻ mất tích đều trong độ tuổi từ 14 đến 17 và việc mất tích không liên quan đến bất cứ hoạt động phạm tội nào.
“Phòng Cảnh sát Hình sự Liên bang không có thông tin cụ thể nào chứng minh được rằng những trẻ tị nạn bị mất tích có thể đã rơi vào tay bọn tội phạm”, BKA tiết lộ.
Thay vào đó, BKA cho hay, phần lớn trẻ bị mất tích có thể đã rời trung tâm tị nạn với người thân hoặc bạn bè để tới các thành phố khác ở Đức hoặc châu Âu. Người di cư thường không thông báo cho các cơ quan chứng năng khi đưa người thân của mình tới địa điểm khác.
Xem thêm video:
Trước đó, BKA cũng cung cấp với truyền thông rằng số lượng và thông tin về trẻ em mất tích có thể đã bị bóp méo.
Trong khi đó, tổ chức phi chính phủ như tổ chức Trẻ em Mất tích châu Âu đã cảnh báo rằng trẻ tị nạn không có người đi cùng đặc biệt dễ bị xâm hại trái phép.
“Trong nhiều trường hợp, trẻ tị nạn không có người thân đi cùng đã, đang hoặc có khả năng trở thành nạn nhân của nạn buôn người, trong đó có việc bị bóc lột tình dục hoặc sức lao động, bị ép đi ăn xin hoặc buôn lậu ma túy”, tổ chức này cho biết.
Bên cạnh đó, Hiệp hội Trẻ em Tị nạn không có người thân (BumF) của Đức cũng đã thừa nhận hồi đầu năm nay rằng rất nhiều trẻ em và thanh thiếu niên cô độc đã rời khỏi trung tâm tị nạn để tìm điều kiện sống tốt hơn ở những nơi khác. Tuy nhiên, Hiệp hội này cũng cho rằng không thể loại trừ khả năng nhiều đối tượng đã bị buôn bán và bóc lột.
“Có nhiều bằng chứng của người chưa thành niên bị buộc làm gái mại dâm hoặc phải trộm cắp để trả nợ cho bọn buôn người”, BumF nêu dẫn chứng.
Từ nhiều tháng nay, Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu đã cảnh báo về việc những trẻ tị nạn đến từ các vùng chiến sự là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Chúng thường bị gửi sang châu Âu trước khi cha mẹ chúng di cư. Đó cũng là lí do khiến trẻ tị nạn trở thành mục tiêu "béo bở" nhất cho các băng đảng tội phạm.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận