Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: TTXVN) |
1. Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc).
Ngày sinh: 19/05/1890
Ngày mất: 02/09/1969
Quê quán: Xã Kim Liên (Làng Sen) huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập và rèn luyện Đảng ta.
2/1951-10/1956: Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng
10/1956 – 9/1960: Chủ tịch Đảng, kiêm Tổng Bí thư
Từ tháng 9/1960: Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Tổng Bí thư Trần Phú. (Ảnh: TTXVN) |
2. Tổng Bí thư Trần Phú
Họ và tên: Trần Phú
Ngày sinh: 1/5/1904
Ngày mất: 6/9/1931
Quê quán: xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
Đồng chí Trần Phú đã được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 10/1930 bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.
Tổng Bí thư Lê Hồng Phong. (Ảnh: TTXVN) |
3. Tổng Bí thư Lê Hồng Phong
Họ và tên: Lê Hồng Phong
Tên gọi khác: Lê Huy Doãn, Vương Nhật Dân, Hải An, Lítvinốp, Trí Bình
Ngày sinh: 1902
Ngày mất: 6/9/1942
Quê quán: Xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An
Tháng 3/1935, Đại hội lần thứ I của Đảng họp tại Ma Cao. Đồng chí Lê Hồng Phong là người đứng đầu Ban Chấp hành Trung ương.
Tổng Bí thư Hà Huy Tập. (Ảnh: TTXVN) |
4. Tổng Bí thư Hà Huy Tập
Họ và tên: Hà Huy Tập
Tên gọi khác: Hồng Thế Công, Trí Cường, Sinhichkin
Ngày sinh: 24/4/1906
Mất ngày: 28/8/1941
Quê quán: Làng Kim Nặc, xã Cẩm Hùng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh
Từ ngày 27 đến 31/3/1935, tại Macau (Trung Quốc) đã diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ nhất. Đồng chí Hà Huy Tập chủ trì Đại hội và đọc Báo cáo chính trị. Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành Trung ương và Ban thường vụ Trung ương gồm 5 người, do đồng chí Lê Hồng Phong làm Tổng Bí thư, đồng chí Hà Huy Tập làm Thư ký Ban chỉ huy ở nước ngoài. Do đồng chí Lê Hồng Phong bận đi dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản, nên thực chất trọng trách lãnh đạo cách mạng thời gian này do đồng chí Hà Huy Tập đảm nhiệm.
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ. (Ảnh: TTXVN) |
5. Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ
Họ và tên: Nguyễn Văn Cừ
Ngày sinh: 9/7/1912
Ngày mất: 28/8/1941
Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, yêu nước ở xã Phù Khê, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đồng chí là hậu duệ đời thứ 17 của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi.
Quê quán: Xã Phù Khê, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
Tháng 3/1938, Ban chấp hành Trung ương Đảng họp quyết định thành lập Mặt trận thống nhất dân chủ. Cũng tại Hội nghị này, đồng chí Nguyễn Văn Cừ được bầu làm Tổng Bí thư thay đồng chí Hà Huy Tập.
Tổng Bí thư Trường Chinh. (Ảnh: TTXVN) |
6. Tổng Bí thư Trường Chinh
Họ và tên: Đặng Xuân Khu
Bí danh: Anh Nhân
Ngày sinh: 9/2/1907
Ngày mất: 30/9/1988
Quê quán: Làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định
Năm 1941, tại Hội nghị lần thứ 8 của Trung ương Đảng, đồng chí được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương.
Năm 1951, tại Đại hội lần thứ II của Đảng, đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương, là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (ở Đại hội này, Đảng Cộng sản Đông Dương được đổi tên là Đảng Lao động Việt Nam) đến tháng 10/1956.
Tổng Bí thư Lê Duẩn. (Ảnh: TTXVN) |
7. Tổng Bí thư Lê Duẩn
Họ và tên: Lê Duẩn
Tên gọi khác: Lê Nhuận, Anh Ba
Ngày sinh: 7/4/1907
Ngày mất: 10/7/1986
Quê quán: Xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị
Năm 1960 tại Đại hội lần thứ III, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương, đồng chí Lê Duẩn đọc Báo cáo chính trị. Cũng tại Đại hội này, đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, giữ chức Bí thư thứ nhất.
Suốt 15 năm trên cương vị này, đồng chí cùng với Bộ Chính trị và Trung ương Đảng kiên định đường lối độc lập, tự chủ, tranh thủ sự viện trợ, giúp đỡ và đoàn kết quốc tế, sáng suốt lãnh đạo nhân dân và các lực lượng vũ trang cách mạng đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (tháng l2 năm 1976) và lần thứ V (tháng 3 năm 1982), đồng chí Lê Duẩn được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương và được cử vào Bộ Chính trị, giữ chức Tổng Bí thư.
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh. (Ảnh: TTXVN) |
8. Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh
Họ và tên: Nguyễn Văn Cúc
Tên gọi khác: Mười Cúc
Ngày sinh: 1/7/1915
Mất ngày: 27/4/1998
Quê quán: Xã Giai Phạm, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên
Tháng 12/1986, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và được Trung ương bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tổng Bí thư Đỗ Mười. (Ảnh: TTXVN) |
9. Tổng Bí thư Đỗ Mười
Họ và tên: Nguyễn Duy Cống
Tên gọi khác: Đỗ Mười
Ngày sinh: 2/2/1917
Quê quán: Xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII và VIII đồng chí Đỗ Mười được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, Uỷ viên Bộ Chính trị, giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (6/1991 - 12/1997).
Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu. (Ảnh: TTXVN) |
10. Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu
Họ và tên: Lê Khả Phiêu
Ngày sinh: 27/12/1931
Quê quán: Xã Đông Khê, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá
Tôn giáo: Không
Ngày 26/12/1997 tại Hội nghị Trung ương lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) đồng chí Lê Khả Phiêu được bầu làm Tổng Bí thư.
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh. (Ảnh: TTXVN) |
11. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh
Sinh ngày 11/9/1940 tại xã Cường Lợi, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Cạn, xuất thân trong gia đình nông dân, dân tộc Tày.
Tháng 4/2001: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Tháng 4/2006: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Nông Đức Mạnh được tái bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh: TTXVN) |
12. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Sinh ngày: 14/4/1944
Dân tộc: Kinh
Quê quán: Xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 1/2011), đồng chí đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận