• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Ẩn họa rình rập ở cầu phao từng gây chết người

28/07/2016, 06:06

Đi trên cây cầu phao mất ATGT bắc qua sông Đáy, anh Chung rơi xuống sông và tử vong.

cầu2

Người dân vẫn đi lại qua cầu phao Sêu sau sự cố chết người

Đi trên cây cầu phao mất ATGT bắc qua sông Đáy, anh Chung rơi xuống sông và tử vong. Chủ cầu đã nhận trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên, trách nhiệm của UBND hai xã - nơi thiết lập hợp đồng kinh tế và mỗi năm thu khoán 11 triệu đồng từ cây cầu phao này lại không được đề cập đến.

Chính quyền có vô can?

6h30 ngày 7/6, anh Nguyễn Duy Chung (SN 1993, trú tại xã Đông Yên, Đông Sơn, Thanh Hóa), hiện là lao động phổ thông tại thôn Đặng Giang, xã Hòa Phú, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) đi xe máy qua cầu phao Sêu bắc qua sông Đáy nối hai xã Hòa Phú và Đại Hưng (Mỹ Đức), đến giữa cầu thì bất ngờ rơi xuống sông, tử vong.

Theo Thượng úy Phùng Quang Tùng, Đội phó Đội điều tra Công an huyện Ứng Hòa (Hà Nội), nội quy cầu phao Sêu quy định qua cầu phải dắt xe đạp, xe máy. Có thể anh Chung chủ quan chạy xe máy qua cầu, nên đến điểm ráp nối giữa cầu thì bị vấp, người lật nhào xuống sông, xe vẫn ở trên cầu. Ngay sau khi phát hiện ra sự việc, chủ cầu cùng người dân địa phương đã tổ chức ứng cứu nhưng không kịp.

“Cây cầu phao Sêu được UBND hai xã Đại Hưng và Hòa Phú ký hợp đồng kinh tế, giao cho hai ông Nguyễn Tiến Trình (xã Hòa Phú) và Nguyễn Mạnh Phú (xã Đại Hưng) làm chủ đầu tư xây dựng, tu sửa, đảm bảo ATGT và thu phí cầu. Mỗi năm, hai chủ cầu nộp khoán cho hai xã số tiền 11 triệu đồng. Theo hợp đồng với xã, chủ cầu được thu 500 đồng/lượt người đi bộ; 1.000 đồng/lượt đi xe đạp; 2.000 đồng/lượt đi xe máy”, Thượng úy Phùng Quang Tùng thông tin.

Lưu lượng tham gia giao thông trên cầu phao Sêu khoảng 150-200 lượt người, phương tiện/ngày. Kiểm tra thực tế, cầu phao qua sông trên địa bàn còn một số bất cập về ATGT, nhưng so với đi đò thì vẫn an toàn và thuận tiện hơn rất nhiều".

Ông Nguyễn Văn Vẻ, Trưởng phòng Quản lý đô thị,UBND huyện Ứng Hòa

Về trách nhiệm của đơn vị cho phép cây cầu hoạt động, cũng như trách nhiệm của UBND xã nơi thu khoán cầu hàng năm khi xảy ra sự việc cầu mất ATGT gây chết người, Thượng tá Nguyễn Bá Ngọc, Phó trưởng Công an huyện Ứng Hòa cho biết: “Chúng tôi đang xác minh ở đâu cấp phép, quản lý hai cây cầu này. Đây là vụ việc dân sự, đến ngày 26/7, chủ cầu đã bồi thường thiệt hại cho gia đình anh Chung tổng số tiền 85 triệu đồng; Chủ xưởng nơi anh Chung làm thuê cũng đã hỗ trợ 30 triệu đồng. Phía gia đình anh Chung chấp nhận mức bồi thường này”.

Theo bà Nguyễn Thị Minh (trú tại phường Khương Trung, Đống Đa, Hà Nội), dì ruột nạn nhân Chung, chủ cầu đã nhận trách nhiệm cầu mất ATGT gây tai nạn và đền bù cho gia đình. Nhưng gia đình vẫn muốn làm rõ trách nhiệm của địa phương đã cho phép cây cầu không đảm bảo ATGT như vậy hoạt động, thậm chí còn thu khoán hàng năm.

Hàng chục cây cầu ẩn họa

Ngày 26/7, PV Báo Giao thông có mặt tại cầu phao Sêu và ghi nhận những nguy cơ mất ATGT hiện diện. Cầu là những tấm đan thép, đặt trên những chiếc thuyền phao bằng bê tông cho nổi trên mặt nước. Những chiếc thuyền bê tông đã cũ kỹ, rêu phủ, những mối hàn thép khá lỏng lẻo, lan can cầu hầu như không có. Nội quy thì chỉ treo ở một đầu cầu, người trông coi ngồi tít trong căn chòi phía đầu cầu, chỉ thu tiền và cũng không quan sát hết được hoạt động tham gia giao thông trên cầu.

Mỗi khi có xe đi qua, cây cầu lại tròng trành, sánh nước. Mỗi khi có tàu, thuyền trên sông, cầu phao này đều phải mở khớp nối để tàu, thuyền đi qua. Đặc biệt, dù nội quy yêu cầu dắt xe máy, xe đạp qua cầu, nhưng các phương tiện vẫn thản nhiên đi qua cầu mà không gặp sự ngăn cản, nhắc nhở nào của người thu phí.

Theo ông Lê Văn Minh, Chủ tịch UBND xã Hòa Phú, trước đây, người dân hai xã Hòa Phú và Đại Hưng thường qua lại bằng đò, vừa bất tiện vừa mất ATGT, nên người dân hai xã đã đồng nhất xin xã chủ trương làm cầu phao để phục vụ nhu cầu đi lại của bà con. Cầu phao Sêu được xây dựng từ năm 1996 với vốn đầu tư khoảng 100 triệu đồng, đã 20 năm nay chưa từng xảy ra sự cố, tai nạn nào.

“Cây cầu mới được duy tu cách đây vài tháng. Chúng tôi cũng thường xuyên kiểm tra việc thu vé, các điều kiện ATGT của cây cầu, mới đây có nhắc nhở chủ cầu bổ sung biển nội quy ở đầu cầu còn lại, thắp thêm đèn chiếu sáng vào ban đêm, nhưng chủ cầu chưa kịp hoàn thiện thì đã xảy ra tai nạn”, ông Minh cho hay.

Theo ông Nguyễn Văn Vẻ, Trưởng phòng Quản lý đô thị, UBND huyện Ứng Hòa, sự việc chết người xảy ra tại cầu phao Sêu là sự việc hy hữu và ngay sau sự việc, huyện đã có văn bản, yêu cầu rà soát toàn bộ 9 cây cầu phao bắc qua sông Đáy, bổ sung biển báo, đèn chiếu sáng, duy tu, sửa chữa đường dẫn...

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.