Vào lúc 21h ngày 4/3, một bệnh nhân nam 42 tuổi đã được đưa đến khoa cấp cứu của Bệnh viện Nhân dân Thâm Quyến.
Lúc này, lông mày của người đàn ông bị xoắn lại với nhau, anh ta đau đớn đến nỗi khuôn mặt tái nhợt, giọng nói thều thào yếu ớt. Bác sĩ Khương Tích Chuẩn sờ nắn vùng bụng, bất kể anh ta nằm ở tư thế nào cũng đều cảm thấy bụng đau đớn vô cùng.
"Đó có thể là viêm tụy", bác sĩ Khương suy đoán dựa trên kinh nghiệm của mình.
Lúc này một bác sĩ khác tên là Thái Vượng Na tiếp tục hỏi bệnh nhân: "Có ngứa chỗ nào không?", bệnh nhân nói rằng có một vết ngứa ở ngực bên phải.
Trao đổi với bác sĩ Khương, bác sĩ Thái nói: "Điều đầu tiên là cần xem xét liệu đó vấn đề về tim hay không". Nhìn kết quả xét nghiệm D-dimer, 4.74 "rất cao", đây là chỉ số cho thấy có rất nhiều cục máu đông trong cơ thể. Lúc này 2 bác sĩ đều nghĩ tới căn bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu, nó thường gây ra rất nhiều cục máu đông, làm tắc mạch phổi, nhồi máu cơ tim cấp tính, nhồi máu não... cần phải kiểm tra thêm để biết được chính xác.
Tuy nhiên, bác sĩ Thái đưa ra một giả định bệnh nghiêm trọng hơn, bệnh bóc tách động mạch chủ. Đây là căn bệnh có thể gây tử vong bất cứ lúc nào.
Bóc tách động mạch chủ là căn bệnh nguy hiểm như thế nào?
Động mạch chủ là động mạch dày nhất liên quan trực tiếp từ trái tim và chịu trách nhiệm gửi máu đến toàn bộ cơ thể. Căn bệnh này có nghĩa là phần bên trong của có lỗ hổng, các lớp động mạch chủ bị tách rời, máu chảy vào liên tục dẫn tới vỡ động chủ, gây thiếu máu cục bộ.
Khi màng mạch máu phồng lên đến giới hạn, nó giống như một mảnh giấy, chỉ cần một cái hắt hơi, đi tiểu, nói chuyện cũng có thể khiến động mạch chủ bị vỡ. Do đó, căn bệnh này còn được gọi là "kẻ giết người lốc xoáy", nếu việc điều trị không kịp thời, nó có thể đe dọa đến tính mạng.
Bác sĩ Thái cho biết căn bệnh này chủ yếu do huyết áp cao gây ra vào mùa đông và mùa xuân. Đặc biệt là những người đàn ông không dùng thuốc kiểm soát huyết áp cao. Người ở độ tuổi 50 có khả năng mắc bệnh cao nhất. Ngoài ra, hút thuốc và uống rượu cũng là một yếu tố nguy cơ chính đối với nhiều người đàn ông.
Bệnh nhân thường bị đau dữ dội, dai dẳng, chủ yếu là đau ngực, lưng hoặc đau dạ dày. Những điều này chính xác giống như tình hình của bệnh nhân trên.
Lúc này, bác sĩ đang đo huyết áp đột nhiên phát hiện ra rằng huyết áp của 2 bàn chân của bệnh nhân khác nhau, bên trái là 90 và bên phải là 160.
Sự khác biệt lớn về huyết áp ở tứ chi là một trong những biểu hiện điển hình của bóc tách động mạch chủ. Bởi việc bóc tách có tác dụng khác nhau đối với các động mạch ở cả 2 bên của cơ thể.
Sau khi có những chẩn đoán chính xác, cả 2 bác sĩ nhận định bệnh nhân đích thị bị bóc tách động mạch chủ. Vì vậy việc phẫu thuật tim khẩn trương được tiến hành. Lúc này, người đàn ông được khuyên là phải thư giãn, không được di chuyển, không đi tiểu vì mạch máu có thể bị vỡ.
Những nhắc nhở của bác sĩ về căn bệnh bóc tách động mạch chủ
May mắn thay, ca phẫu thuật thành công, người đàn ông được cứu chữa kịp thời. Qua căn bệnh này, bác sĩ Thái nhấn mạnh rằng tốt nhất là sau 2 tiếng kể từ lúc đau dạ dày nên gọi xe cấp cứu nếu không sẽ cứu chữa không kịp.
Bác sĩ Thái cũng nhắc nhở thêm: "Những người bị huyết áp cao ở nhà, đặc biệt là đàn ông trung niên cần đặc biệt cẩn thận.
Tốt nhất nên uống thuốc theo lời chỉ định của bác sĩ, không hút thuốc hoặc bia rượu. Những căn bệnh như bóc tách động mạch chủ có thể xảy ra vào một ngày đó, chủ quan và thiếu hiểu biết có thể tử vong bất cứ lúc nào".
Ngoài ra, dấu hiệu điển hình của căn bệnh này là nếu ngực, lưng hoặc dạ dày xuất hiện những cơn đau dữ dội như có cảm giác bị xé toạc, cần phải đến bệnh viện gấp. Lúc này không được tự ý làm bất cứ chuyện gì, nếu không động mạch chủ sẽ bị vỡ.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận