• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Bàn giải pháp đảm bảo ATGT đường ngang qua đường sắt

30/11/2016, 09:02
image

6 tháng đầu năm 2016, cả nước xảy ra 200 vụ TNGT đường sắt, làm chết 103 người, bị thương 127 người...

3

Tàu qua đường ngang tại Đà Nẵng

Các vụ TNGT đường sắt chủ yếu xảy ra tại các lối đi dân sinh hoặc đường ngang không có người gác chắn (chiếm khoảng 84%). Những thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị đối thoại giữa ba bên: Cục CSGT, Cục Đường sắt và doanh nghiệp (DN), diễn ra hôm qua tại Hà Nội.

Đánh giá của CSGT cho thấy, TP Hà Nội, Hải Phòng và Hưng Yên là 3 địa phương có mật độ đường ngang, lối đi dân sinh cao, trong đó có nhiều đường ngang đi vào các DN; Hàng năm có số vụ TNGT đường sắt tăng, nguy cơ xảy ra nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng. Từ năm 2015 đến 6 tháng đầu năm 2016, địa bàn Hà Nội xảy ra 79 vụ TNGT, làm chết 42 người, bị thương 52 người; Hải Phòng xảy ra 16 vụ, làm chết 5 người, bị thương 17 người; Hưng Yên xảy ra 7 vụ, làm chết 3 người, bị thương 7 người.

Thời gian qua, Cục CSGT đã phối hợp với Phòng CSGT Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng và Công ty CP Đường sắt Hà Hải, Hà Ninh tổ chức khảo sát tại thực địa đối với 36 điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt là lối đi vào 61 DN. Qua khảo sát cho thấy, hầu hết các đường ngang, lối đi dân sinh vào các DN vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập gây mất ATGT như: Tầm nhìn bị hạn chế, thiếu các báo hiệu về đường ngang, mặt đường bộ trong phạm vi đường ngang không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật…

Theo Đại tá Lê Xuân Đức, Phó cục trưởng Cục CSGT, đối với các đường ngang chuyên dùng đi vào DN đang hoạt động, cần phải rà soát, bổ sung đầy đủ quyết định thành lập đường ngang của Cục Đường sắt VN, quyết định đưa đường ngang vào khai thác sử dụng của Tổng công ty Đường sắt VN. Tại đường ngang do DN tự bỏ kinh phí tổ chức cảnh giới, DN cần bố trí người gác cảnh giới 24/24h. Người gác cảnh giới phải được tập huấn về nghiệp vụ cảnh giới đường ngang do ngành Đường sắt tổ chức tập huấn...

Xem thêm video: 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.