CTCP CNTT và xây dựng Hồng Bàng vó vốn điều lệ hơn 7,4 tỷ đồng |
Chủ tịch HĐQT Tổng công ty CNTT Bạch Đằng Lê Thị Hảo cho biết CTCP CNTT và xây dựng Hồng Bàng vó vốn điều lệ hơn 7,4 tỷ đồng trong đó Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy SBIC góp hơn 4,5 tỷ đồng, TCT Công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng góp hơn 2,8 tỷ đồng
Liên quan đến việc tiếp nhận CTCP CNTT và xây dựng Hồng Bàng, đại diện Đại học Hàng hải VN cho biết: Do khủng hoảng nền công nghiệp đóng tàu, hiện nay việc thực tập của các ngành cơ khí đóng tàu gặp rất nhiều khó khăn. Các cơ sở đóng tàu truyền thống như Bạch Đằng, Nam Triệu, Phà Rừng, Hạ Long, Hồng Hà… không tiếp nhận sinh viên vào thực tập. Từ lý do nêu trên, đảm bảo bảo việc thực hành, thực tập cho sinh viên, nhà trường đề xuất được tiếp nhận CTCP CNTT và xây dựng Hồng Bàng. Tại đây, sinh viên sẽ được triển khai thực hành đóng mới các phương tiện. Đây cũng là nơi để thực hiện nghiên cứu khoa học, thực hiện thiết kế, nâng cao tay nghề cho đội ngũ giảng viên, sinh viên, đáp ứng nhu cầu.
Về tổ chức bộ máy, nhà trường sẽ củng cố và chuyển một số cán bộ có năng lực sang để đẩy mạnh, củng cố hoạt động sản xuất của nhà máy. Về biên chế việc làm, nhà trường sẽ nghiên cứu khảo sát số lượng cán bộ còn lại, từ đó giải quyết chế độ, bố trí công việc cho phù hợp…
Thực hiện tái cơ cấu hoạt động sản xuất của công ty, sau khi tiếp nhận, nhà trường sẽ nghiên cứu nâng cấp các dự án hoặc có thể giải thể, dừng, rút vốn với các dự án không hiệu quả để tập trung nguồn lực chính cho việc đào tạo, sản xuất, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
Thanh Bình
Cũng trong sáng nay, Thứ trưởng Nguyễn Văn Công đã làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương xung quanh việc rút vốn thương hiệu Vinashin tại một số DN đóng trên địa bàn tỉnh.
Đại diện Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) cho biết riêng tại Hải Dương, SBIC sẽ thực hiện rút vốn thương hiệu tại 3 đơn vị. Tuy nhiên, đến thời điểm này, SBIC mới tiến hành rút vốn thương hiệu tại CTCP Công nghiệp tàu thủy Hải Dương. 2 công ty còn lại là CTCP Cơ khí chính xác Vinashin và CTCP Thép Vân Thái – Vinashin, SBIC vẫn đang tiếp tục xem xét, phân tích tình hình tài chính, tài sản, lợi thế, công nợ.
CTCP Công nghiệp tàu thủy Hải Dương có tổng vốn điều lệ hơn 25,5 tỷ đồng trong đó nhà nước nắm giữ 63,2%; vốn bằng tiền, tài sản là hơn 11,9 tỷ đồng. Triển khai việc rút vốn thương hiệu, Công ty đã tổ chức Đại hội cổ đông bất thường, thông qua Nghị quyết thống nhất toàn bộ số cổ phần ưu đãi ghi danh từ giá trị thương hiệu Vinashin cho người lao động, cổ đông người lao động nộp tiền mua cổ phiếu ưu đãi ghi danh là là 7.751 cổ phần. Vốn điều lệ Công ty sau khi rút vốn thương hiệu là hơn 17,5 tỷ đồng. Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Văn Công đề nghị phía Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương phối hợp chặt chẽ hơn nữa, tạo điều kiện giúp đỡ Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy VN Vinashin, nay là Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy SBIC thực hiện các thủ tục rút vốn thương hiệu cũng như những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai. |
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận