Tàu chiến Mỹ bị tàu thương mại Philippines đâm ngoài khơi vùng biển của Nhật Bản. |
Mục Quan điểm ý kiến trên báo Sputnik của Nga ngày 19/6 có bài viết nhận định rằng các tàu khu trục của Mỹ có thể đơn giản là những mục tiêu đầy sơ hở, dễ tổn thương.
Báo Nga đưa ra nhận định như vậy khi có được các thông tin từ vụ va đụng của tàu khu trục Mỹ USS Fitzgerald (DDG-62) và tàu container ACX Crystal treo cờ Philippines ở ngoài khơi bờ biển bán đảo Izu của Nhật Bản cách đây vài ngày.
Bài báo của Sputnik nói rằng tất nhiên, lúc này lúc khác trong lưu thông hàng hải vẫn từng xảy ra va chạm của tàu thuyền, bất kể mọi biện pháp an ninh. Xét sự cố qua bài học tương tự trong quá khứ, đã có lỗi sai trong phân luồng tàu thuyền.
Một thủy thủ Mỹ thuộc biên chế của tàu USS Fitzgerald bị thương trong vụ tai nạn hôm 17/6 |
Người mắc lỗi trong vụ tai nạn khiến 7 thủy thủ mất mạng, làm cho con tàu trị giá hơn 1 tỷ USD bị hư hại nghiêm trọng lần này chính là ê kíp chỉ huy khu trục hạm Mỹ hoặc thuyền trưởng của tàu container.
Con tàu container kềnh càng chậm chạp đã đâm vào mạn phải khu trục hạm, ở góc 50 độ so với tuyến hành trình của nó và làm móp phần bên phải tầng thượng của tàu Mỹ. Hơn thế nữa, chỗ hình cầu phình ra dưới nước của tàu container đã chọc thủng thân khu trục hạm dưới đường mớn nước, làm tràn nước ngập hai buồng ở của thủy thủ, phòng máy và buồng vô tuyến điện.
Tàu USS Fitzgerald đã bị nghiêng vì ngập sâu hơn bình thường 2 mét nước |
Tàu USS Fitzgerald ngay sau đó đã mất lái, lún trong nước khoảng hai mét. Theo thông tin từ Hạm đội 7 Mỹ, việc loại bỏ mối đe dọa chìm tàu đã buộc thủy thủ đoàn không có người lãnh đạo phải rất gắng sức.
Theo định luật vật lý, trong vụ va chạm, tàu nào có lượng choán nước nhỏ hơn sẽ bị hư hỏng nặng hơn. Khu trục hạm USS Fitzgerald (có trọng lượng rẽ nước 8.700 tấn), nhỏ bé hơn so với tàu ACX Crystal (29.000 tấn) đến hơn 3 lần.
Theo báo Nga, vụ tai nạn làm nảy sinh câu hỏi về sự phù hợp của những con tàu như vậy cho thực tiễn chiến tranh, khi đối thủ huy động tất cả những phương tiện chống hạm.
Tàu USS Fitzgerald sau cú đâm chí mạng |
Trước đây đã từng có cơ sở cho mối ngờ vực về tính phù hợp của khu trục hạm chiến đấu có trang bị tên lửa tấn công như USS Fitzgerald. Vấn đề là ở chỗ tàu khu trục thuộc loại này chỉ có lớp áo giáp chống đạn đạo Kevlar.
Sự bảo hộ yếu kém không đầy đủ đó đã bộc lộ ngày 12/10/2000 tại cảng Aden, khi một tàu khu trục cùng loại (Cole) hứng chịu cuộc tấn công của tên khủng bố tự sát đi ca-nô có chứa chất nổ.
Thân tàu Cole đã thủng mảng lớn, 17 người chết và 39 người, bị thương, nước tràn ngập phòng máy, buồng lái và bùng lên đám cháy lớn. Phải kéo tàu khu trục về sửa chữa và chỉ đến năm 2002 nó mới tái xuất về Hạm đội Mỹ.
|
Vụ việc vừa qua ở vùng bán đảo Izu khiến câu hỏi này càng thêm gay gắt. Hóa ra, để loại khu trục hạm của Mỹ khỏi vòng vận hành, chỉ đơn giản là bằng cú đâm của tàu nào đó lớn hơn.
Mà trong trường hợp cuộc chiến tiềm ẩn với đối thủ nghiêm trọng thì khu trục hạm loại này chắc chắn sẽ bị đánh chìm bởi không chịu nổi thậm chí một đòn tấn công ngư lôi.
Khi đó, 90 ống phings dành cho tên lửa Tomahawk hoặc 8 tên lửa chống hạm Harpoon hay 74 tên lửa chống máy bay cũng sẽ chẳng ích gì.
Thảm họa với các khu trục hạm của Mỹ chắc chắc có thể xảy ra nếu trong thiết kế của các tàu cùng lớp phạm lỗi sai nghiêm trọng.
Ngư lôi trên tàu chiến của Hải quân Nga (ảnh minh họa) |
Trong khi đó, khu trục hạm thuộc loại này đã được sao chép để xây dựng các tàu khu trục mới cho đồng minh của Mỹ ở Thái Bình Dương. Tại Nhật Bản có sáu chiếc tương tự. Hàn Quốc có hai tàu khu trục như vậy.
Nếu tất cả những con tàu này đều bảo lưu cùng một khiếm khuyết tương tự trong cấu trúc thì khả năng chiến đấu của chúng thực tế đang giảm xuống còn "số 0". Những đối thủ tiềm tàng ngẫu nhiên nhận được cơ hội cao giành chiến thắng, nhất là nếu họ sử dụng các tàu ngầm cỡ nhỏ với ngư lôi, chứ chưa kể đến loại tên lửa chống hạm tiên tiến nhất.- Sputnik nhận định.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận