Căn cứ trên Mặt trăng - ảnh giả tưởng minh họa.
Báo The Times đưa tin, các sứ mệnh thám hiểm và khám phá Mặt trăng đối với Trung Quốc ngày nay không chỉ là một giấc mơ lãng mạn mà còn khiến chúng ta ngày càng cảm thấy rằng đây là nơi sẽ diễn ra các cuộc chiến tranh trong tương lai.
Năm ngoái Trung Quốc đã hạ cánh ở mặt khuất của Mặt trăng, năm nay họ đã đưa tàu vũ trụ Thường Nga 5 đến “vệ tinh của Trái đất”, và điều này cho thấy Bắc Kinh có ý định tạo ra một căn cứ trên Mặt Trăng.
“Có lẽ, ở đây có một chút gì đó lãng mạn, vì con tàu vũ trụ được đặt theo tên của nữ thần mặt trăng Thường Nga của Trung Quốc. Và cũng có yếu tố của sự tò mò khoa học và mong muốn săn lùng chiến tích, cạnh tranh với Nga và Mỹ” - báo Mỹ viết.
Tạp chí của Mỹ cho rằng, mục tiêu chiến lược là thiết lập quyền kiểm soát đối với không gian vũ trụ bên trong quỹ đạo Mặt Trăng, là nơi cung cấp khả năng bước ra không gian mở.
Nhà lý thuyết chiến tranh không gian, Giáo sư Everett Dolman, giảng viên chiến lược quân sự tại Trường Cao đẳng Chỉ huy Không quân Hoa Kỳ, đã đưa ra một tuyên bố rằng: “Ai kiểm soát quỹ đạo trái đất thấp sẽ kiểm soát không gian gần Trái đất. Người kiểm soát không gian gần Trái đất cai trị trái đất. Người cai trị Trái đất sẽ quyết định số phận của nhân loại".
Còn người đứng đầu sứ mệnh khám phá Mặt trăng của Trung Quốc tuyên bố: “Nếu chúng ta không bay đến đó ngay bây giờ, bất chấp cơ hội có sẵn, con cháu của chúng ta sẽ lên án chúng ta. Nếu những người khác bay lên Mặt trăng, họ sẽ trở thành chủ nhân”.
Tờ The Times kết luận, đây là lý do tại sao người Trung Quốc hiện nay rất vội vàng, trong khi người Mỹ lại tỏ ra thờ ơ.
Trung Quốc nhiều kỳ vọng hơn nhiều so với Hoa Kỳ. The Times cho rằng, nếu tin vào những tuyên bố của chỉ huy quân sự cấp cao của Trung Quốc thì sự thống trị trong không gian đã trở thành vấn đề sinh tử. Tổng thống Mỹ mới cần lưu ý điều này. Cuộc đua Mặt Trăng vẫn tiếp tục.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận