Kinh tế

Bầu Hiển và “cú đỡ” nghìn tỉ cho đại gia Diệu Hiền

24/05/2015, 11:21

Sau khi công ty của bà Diệu Hiền vỡ nợ, bầu Hiển đã mua lại 50% cổ phẩn của Bianfisco.

quynhchi
Nữ đại gia Diệu Hiền (bên trái) cùng con dâu Quỳnh Chi

Chuyện nợ nần của nữ đại gia Diệu Hiền chính thức được hé lộ sau những ồn ào đòi nợ của nông dân ngay trước, trong và sau đám cưới siêu xe gây xôn xao của bà tổ chức cho con trai Trân Văn Chương với MC Quỳnh Chi.

Thời điểm đó, bà Diệu Hiền đang sở hữu 50% tỷ lệ (tương ứng 250 tỷ đồng) tại Bình An) Cùng một lúc, 4 nhà băng là Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội (đại diện mới cho Habubank sau khi sáp nhập), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Á Châu (ACB) đều tuyên bố có liên quan tới 25 triệu cổ phần Bianfishco mà bà Hiền đem tới cầm cố.

Hành trình giải chấp số cổ phần này của Bianfishco phải kéo dài trong nhiều tháng bởi cứ vài hôm lại có thêm một ngân hàng lên tiếng "có liên quan". Trong khi mọi sự việc nợ nần được công bố và các chủ nợ đang nóng lòng truy đòi thì bà chủ Bianfishco vẫn đang ở Mỹ để "điều trị bệnh".

Khi Bianfishco vỡ nợ hơn 1.000 tỉ đồng, mất khả năng thanh toán, thì ngân hàng SHB của bầu Hiển đã xuất hiện đúng lúc, trở thành "cứu tinh" khi ông bầu này quyết dùng tiền bạc của mình với quyết tâm tái cấu trúc toàn diện bằng việc mua lại 50% cổ phần của bà Hiền. Cùng thời gian này, Chủ tịch HĐQT ngân hàng SHB Đỗ Quang Hiển (bầu Hiển) và một số lãnh đạo khác của Ngân hàng SHB đã tham gia HĐQT của Bianfishco.

Theo VTC, câu chuyện bầu Hiển soán ngôi nữ đại gia thủy sản đã gây “sốt” trên mặtbáo trong thời gian dài. Thậm chí, đến cuối năm 2013, thương vụ này vẫn được nhắc tới và được xem là một trong những vụ thâu tóm điển hình dù phía SHB vẫn một mức phủ nhận hai từ “thâu tóm”.

bau_hien_thuy_san_binh_an_116_26_55_000000
Bầu Hiển (thứ 3 từ phải sang) và ông Trần Văn Trí (áo xanh)- chồng bà Diệu Hiền tại một cuộc họp ĐHCĐ của Bianfishco.

Khi đó, tài sản của Bianfishco giảm từ 1.800 tỷ đồng trong năm 2011 xuống còn hơn 1.000 tỷ đồng vào thời điểm chuyển giao chủ sở hữu. Năm 2011, Bianfishco lỗ 16 tỷ đồng, đến ngày 31/8/2012 tiếp tục lỗ thêm khoảng 850 tỷ đồng. Tổng nợ của công ty lên đến 1.800 tỷ đồng.

Tại đại hội đồng cổ đông thường niên tổ chức vào 17/10/2012, ông Đỗ Quang Hiển hứa trước cổ đông sẽ đưa Bianfishco thoát cảnh nợ nần, kinh doanh hiệu quả, sớm có lãi và 3-5 năm sau sẽ niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán.

Thế nhưng, theo ANTT, cho đến thời điểm hiện tại, lời hứa của bầu Hiển dường như chỉ là “gió thoảng mây trôi” khi tình hình kinh doanh của Bình An ngày càng bết bát.

Sau khi “quân” của bầu Hiển vào tiếp quản Bình An, doanh nghiệp này tiếp tục báo lỗ hàng trăm tỷ mỗi năm. Năm 2013 lỗ 199,5 tỷ; năm 2014 phát sinh khoản lỗ 426 tỷ đồng và tính đến 31/12/2014, Bianfishco gánh chịu khoản lỗ lũy kế lên đến 2.544 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, hàng loạt những khó khăn mà Công ty thủy sản này đang phải đối mặt như các khoản nợ ngắn hạn vượt tài sản ngắn hạn lên đến 2.178 tỷ đồng, tổng nợ phải trả vượt tổng tài sản 1.996 tỷ đồng. Hơn nữa, phần lớn các khoản vay đã quá hạn thanh toán tại ngày 31/12/2014.

Mới đây, ngay trước thềm đại hội cổ đông Bianfishco dự kiến sẽ tổ chức vào 30/05/2015 tới đây, HĐQT Công ty bất ngờ công bố quyết định thôi nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT của ông Đỗ Quang Hiển, người kế nhiệm là Phó Tổng giám đốc thường trực Mai Văn Sơn, để lại khoản lỗ lũy kế 2.544 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu bị âm lên đến 1.996 tỷ đồng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.