Hà Nội và một số thành phố lớn khác dường như đang có phong trào kéo dài thời gian nhịp đèn xanh - đỏ. (Ảnh minh hoạ) |
Hà Nội và một số thành phố lớn khác dường như đang có phong trào kéo dài thời gian nhịp đèn xanh - đỏ. Nhiều nút giao ngã ba, ngã tư như: Trần Phú - Thanh Bình - Phùng Hưng - Quang Trung (Hà Đông), Trần Phú - Nguyễn Văn Lộc, Nguyễn Văn Lộc - Tố Hữu... đang được kéo dài nhịp đèn đỏ đến 90 giây. Nhưng sẽ chẳng có gì đáng nói nếu nhịp đèn xanh, nhất là đèn xanh cho phép rẽ trái không quá ngắn, chỉ 15 - 20 giây là cùng.
Nhiều lần định rẽ trái ở các ngã tư trên, tôi và nhiều tài xế khác phải chờ đến 5 nhịp đèn mới tới lượt. Nguyên do cũng bởi nhịp đèn xanh quá ngắn (20 giây), nhịp đèn đỏ chờ quá dài (90 giây, thậm chí 115 giây); trong khi đó lượng ô tô và xe máy xếp hàng chờ rẽ trái quá dài. Do nhịp đèn xanh ngắn nên mỗi lần chỉ khoảng 3 - 5 xe rẽ trái thoát được qua nút giao là cùng. Nếu chẳng may gặp dòng xe rẽ trái từ hướng bên kia đường sang, hoặc chỉ cần một xe quay đầu là như chỉ 1 - 2 xe thoát được. Chính vì lượng xe lưu thông được quá ít nên tạo tâm lý sốt ruột cho tài xế, từng hàng dài xe xếp hàng trong làn rẽ trái vô tình gây cản trở giao thông.
Vẫn biết các ngành chức năng Hà Nội và các thành phố đang phải loay hoay tìm nhiều cách để giảm ùn tắc giao thông, trong đó có điều chỉnh nhịp đèn xanh - đỏ qua các nút giao, cộng thêm lực lượng chức năng phân luồng giao thông nên cũng hạn chế được phần nào ùn tắc. Nhưng không vì thế mà chỉ ưu tiên một chiều đi thẳng, còn chiều rẽ trái lại bị “lép vế”. Về mặt lý thuyết, khi lượng xe lưu thoát càng nhanh sẽ càng giảm nguy cơ ùn tắc. Làn đường rẽ trái cũng cần được bình đẳng như làn đi thẳng, hoặc chí ít cũng phải được kéo dài nhịp đèn xanh lên đến 35 - 40 giây để tăng lượng phương tiện thoát qua nút giao.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận