• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Bỏ hoàn toàn xe khách nội tỉnh, dùng buýt thay thế?

06/07/2017, 07:35

Hiện một số tỉnh, thành đã dần xóa bỏ hoàn toàn các xe khách tuyến cố định nội tỉnh, thay thế bằng xe buýt.

7

Chiều 29/6, hàng trăm xe khách “diễu hành” phản đối lệnh dừng hoạt động các tuyến vận tải khách cố định nội tỉnh tại Thái Bình

Để tránh chồng chéo, hiện một số tỉnh, thành đã bắt đầu thực hiện xóa bỏ hoàn toàn tuyến xe khách cố định nội tỉnh, thay thế bằng xe buýt, bởi loại hình này đáp ứng tốt hơn nhu cầu vận tải khách tuyến ngắn và đảm bảo ATGT hơn.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng cho rằng, việc thay thế này cần có lộ trình cũng như căn cứ vào những tuyến cụ thể. 

Kỳ 1: Thái Bình đột phá dừng hoạt động toàn bộ xe khách nội tỉnh

Dù quyết định dừng khai thác các tuyến vận tải khách cố định nội tỉnh, Thái Bình vấp phải sự phản đối của một số doanh nghiệp vận tải khách nhưng tỉnh này vẫn quyết tâm làm vì lợi ích người dân và ATGT.

Địa phương có đủ thẩm quyền

Chiều 29/6, hơn 100 người đại diện các doanh nghiệp, chủ xe khách tuyến cố định nội tỉnh Thái Bình đã đánh xe đến trước cổng Sở GTVT Thái Bình phản đối thông báo ngừng hoạt động các tuyến vận tải khách cố định nội tỉnh kể từ ngày 24/6. Các doanh nghiệp vận tải cho rằng, lệnh cấm này là không đúng với quy định của pháp luật và đang đẩy doanh nghiệp vào nguy cơ phá sản, vỡ nợ; đồng thời tạo điều kiện cho độc quyền khai thác kinh doanh buýt trên địa bàn.

Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Bùi Huy Quang, Trưởng phòng Quản lý vận tải (Sở GTVT Thái Bình) cho biết, ngày 26/2/2014, UBND tỉnh Thái Bình đã có Quyết định số 372/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch hệ thống bến xe, bãi đỗ xe taxi và các tuyến vận tải khách bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, năm 2020 Thái Bình sẽ có 11 tuyến buýt, đến năm 2030 phát triển thêm 8 tuyến và tỉnh Thái Bình không tổ chức quy hoạch tuyến vận tải khách cố định nội tỉnh nữa. Các đơn vị vận tải khai thác các tuyến vận tải khách cố định nội tỉnh được khai thác theo phương án đã đăng ký đến hết ngày 23/6/2017.

“Chúng tôi đã thông báo rộng rãi quyết định của tỉnh đến các doanh nghiệp vận tải, niêm yết tại các bến xe; yêu cầu các bến xe chủ động thanh lý hợp đồng với các đơn vị vận tải trước ngày 23/6; tổ chức đối thoại 3 lần về nội dung này. Việc dừng hoạt động xe khách cố định nội tỉnh tại Thái Bình là theo lộ trình, hoàn toàn đúng quy định pháp luật”, ông Quang khẳng định.

Về vấn đề này, ông Trần Quang Bình, Vụ trưởng Vụ Vận tải, Tổng cục Đường bộ VN cho biết, theo các quy định hiện hành, UBND cấp tỉnh phê duyệt, công bố quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh; Sở GTVT có trách nhiệm quản lý, theo dõi, kiểm tra và thực hiện quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh. Do vậy, quyết định dừng hoạt động vận tải khách của Thái Bình là đúng quy định.

Vì quyền lợi hành khách

Sáng 4/7, đứng tại cổng trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình đón xe buýt về Quỳnh Côi (huyện Quỳnh Phụ), em Nguyễn Thái Hà, sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm cho biết, trước đây, em cứ tiện xe nào thì đi xe đó. Tuy nhiên, nhiều xe khách chạy tuyến này cũ, chở nhiều đồ khá chật chội, vòng vo đón khách. “Mấy hôm nay, không thấy xe khách chạy về Quỳnh Côi đón ở điểm này, nên em đi xe buýt, cũng không thấy ùn ứ khách vì vắng bóng mấy chiếc xe khách cũ kia”, Hà nói.

Về vấn đề “có hay không tình trạng độc quyền xe buýt khi cả 6 tuyến buýt trên địa bàn Thái Bình hiện đều do Công ty CP Hoàng Hà khai thác, ông Bùi Huy Quang cho biết, do điều kiện ngân sách địa phương không thể trợ giá xe buýt, nên năm 2005, khi tỉnh có chủ trương mở các tuyến buýt, chỉ có Công ty Hoàng Hà xin làm. Tới khi tỉnh mở tuyến buýt thứ 6 từ Chùa Keo đi Trình Xuyên, thì có Công ty Hưng Thành xin tham gia và được chấp thuận. Sau khi khai thác tuyến buýt này 1 năm, Công ty Hưng Thành xin dừng hoạt động vì không hiệu quả và 6 tháng sau, Công ty Hoàng Hà xin đảm nhận nốt tuyến buýt thứ 6 này.

“Hiện, Sở GTVT đã thông báo mở 2 tuyến xe buýt nội tỉnh mới, dự kiến đưa vào khai thác quý III/2017. Các doanh nghiệp đều có thể đăng ký tham gia đấu thầu khai thác. Với các tuyến buýt Hoàng Hà đang khai thác, cuối năm 2019, Công ty CP Hoàng Hà sẽ kết thúc thời hạn khai thác và Thái Bình sẽ tổ chức đấu thầu công khai, minh bạch, đúng quy định”, ông Quang nói.

Ông Bùi Huy Quang cho biết, sau ngày 29/6, Sở đã tiếp tục có cuộc họp với các doanh nghiệp vận tải với sự tham gia của ngành công an, địa phương.

Tới thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp đã không khiếu kiện và hoạt động vận tải trên địa bàn không bị xáo trộn.

“Quyết định dừng khai thác xe khách cố định nội tỉnh của Thái Bình chính là vì quyền lợi người dân. Hiện, xe buýt Thái Bình đã phủ kín tới các huyện, các xã trung tâm huyện, tần suất rất dày, chạy từ 5-6h sáng đến 17-18h tối, có đủ các điểm dừng đỗ đúng quy định... Việc thay thế xe khách tuyến cố định nội tỉnh bằng xe buýt là xu thế phát triển tất yếu trong vận tải khách, hiện rất nhiều địa phương trên toàn quốc đã không còn xe khách cố định nội tỉnh”, ông Quang phân tích.

Ông Đặng Mạnh Hà, Trưởng phòng Quản lý vận tải và phương tiện (Sở GTVT Quảng Ninh) cũng cho biết, ở thời điểm hiện tại, Quảng Ninh chưa thể loại bỏ các tuyến xe khách cố định nội tỉnh vì hệ thống xe buýt trên địa bàn chưa đáp ứng được nhu cầu. Tuy nhiên, để song hành cùng quá trình phát triển đô thị, Quảng Ninh đã có kế hoạch phủ kín xe buýt về các địa bàn để dần thay thế xe khách cố định nội tỉnh.

“Nếu Thái Bình có hệ thống xe buýt đảm bảo nhu cầu vận tải khách nội tỉnh thì hoàn toàn có thể dừng các tuyến vận tải khách cố định nội tỉnh”, ông Hà nhận xét.

Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Nguyễn Văn Phúc, Trưởng phòng Quản lý vận tải, Sở GTVT Long An cũng cho biết, trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 4 tuyến xe buýt liên huyện, tất cả đều không có trợ giá và vẫn còn có 14 tuyến xe khách cố định.

“Sở GTVT không có chủ trương cấm nhưng đang xây dựng lộ trình chuyển đổi toàn bộ số tuyến này sang buýt trong thời gian tới theo quy định, bởi xe buýt đáp ứng tốt hơn nhu cầu vận tải khách tuyến ngắn”, ông Phúc cho biết.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.