Về đề xuất tăng sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo mới đây, ông Đặng Công Khôi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính tại cuộc họp báo quí I/2019 của Bộ này chiều 5/4 cho biết, phương án tăng giá sách giáo khoa đã được tính toán từ cuối năm 2018 và đã được Ban chỉ đạo điều hành giá xem xét và đưa vào kịch bản điều hành của năm 2019.
Tuy nhiên, đại diện Bộ Tài chính cho rằng điều quan trọng là lựa chọn thời điểm tăng giá khi nào cho phù hợp.
“Quan điểm cá nhân của tôi là cần phải tính toán kỹ phương án điều chỉnh, mức độ cũng như thời gian điều chỉnh giá mặt hàng này”, ông Khôi nêu.
Trước đó, ngày 29/3, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thông báo từ năm học 2019-2020, giá bán sách giáo khoa lớp 1-12 sẽ tăng từ 6.500 đồng đến 25.000 đồng mỗi bộ, mức tăng bình quân mỗi cuốn từ 1.000 đến 1.800 đồng.
Phương án đã được phê duyệt và hoàn tất thủ tục đăng ký giá với Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) như sau:
Sách giáo khoa năm học 2019-2020 sẽ được phát hành từ tháng 4/2019 với số lượng 108 triệu bản.
Lý giải nguyên nhân tăng giá, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết, sách giáo khoa hiện nay đã được đăng ký giá với Bộ Tài chính từ năm 2011 và không thay đổi trong 8 năm qua. Trong khi đó, các chi phí đầu vào như nhân công, nguyên nhiên vật liệu, vận chuyển... đều tăng, khiến hoạt động xuất bản và phát hành sách giáo khoa của nhà xuất bản bị lỗ những năm gần đây.
Tuy nhiên, với việc tăng giá sách giáo khoa, ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết sẽ có tác động chủ yếu vào tháng 7, 8, 9/2019 (thời điểm bắt đầu năm học mới).
Theo tính toán của Cục này, việc thực hiện tăng giá sách giáo khoa sẽ tác động làm tăng CPI chung của cả năm khoảng 0,07%, “vẫn nằm trong kiểm soát lạm phát của cả năm và tác động không nhiều đến mặt bằng giá nói chung” như ông Nguyễn Anh Tuấn khẳng định.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận