Quân đội Nga rút quân về căn cứ thường trực
Báo Độc lập của Nga ngày 24 tháng 4 đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Peter Hultkvist đã đưa ra tuyên bố cho rằng, việc Moscow đưa binh lính quay trở lại các điểm triển khai thường trực sau khi tham gia cuộc tập trận ở miền nam Liên bang Nga được cho là một "màn khói" ngụy trang.
Trong một cuộc phỏng vấn với Kênh truyền hình Es-ve-te Bộ trưởng Thụy Điển cho rằng, quân đội Nga rời các điểm triển khai thường trực nhưng đã để vũ khí và trang thiết bị ở khu vực biên giới Ukraine, điều này cho phép nước này có thể điều động binh sĩ và tấn công Ukraine trong thời gian ngắn nhất có thể.
Vì vậy, Bộ trưởng Hultkvist tin chắc, Nga đã tạo ra một loại "màn khói" được thiết kế để che đậy ý định thực sự của mình.
Điều gì đã thúc đẩy Bộ trưởng Thụy Điển đưa ra quyết định như vậy? Hóa ra, không có bí mật nào trong chuyện này - báo Độc Lập của Nga nêu vấn đề và đưa ra câu trả lời như sau:
"Hôm thứ 6 ngày 23/4, ông Hultkvist đã có một cuộc điện đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Taran, người thường xuyên cung cấp thông tin về các sự kiện của Ukraine cho Bộ Quốc phòng Thụy Điển.
Thiết giáp Nga lên tàu đổ bộ để trở về căn cứ thường trực
Dù bản thân Bộ trưởng Hultqvist không đồng tình với quan điểm của Ukraine và tuyên bố rằng, ông không ủng hộ quan điểm của Ukraine nhưng trong tuyên bố của mình, ông Hultqvist vẫn cáo buộc Nga "tạo ra căng thẳng" và yêu cầu Moscow phải chịu trách nhiệm về "sự leo thang" căng thẳng tại Donbass và biên giới Ukraine trong thời gian gần đây".
Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Thụy Điển đưa ra cáo buộc của mình từ các báo cáo về vũ khí và thiết bị của quân đội Nga được để lại sau cuộc tập trận gần biên giới Ukraine.
Tuy nhiên, theo quan điểm của các nhà phân tích Nga, có lẽ Bộ trưởng Thụy Điển cần phải đọc kỹ hơn các thông điệp của Bộ Quốc phòng Nga, chứ không nên nghe những “câu chuyện cổ tích” của người Ukraine.
Đó là vào ngày 22/4, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu cho biết vũ khí và trang bị của Tập đoàn quân 41 thuộc Quân khu Trung tâm vẫn ở khu huấn luyện Pogonovo ở vùng Voronezh để tiếp tục tham gia các cuộc tập trận miền Tây-2021.
Về nguyên tắc, các thông điệp của quân đội Nga cũng được phương Tây gọi là "chiến tranh thông tin". Vì vậy, ngay cả tuyên bố của Đại tướng Nga Shoigu, đối với phương Tây, cũng có thể chỉ là một “màn khói" ngụy trang trong khi Nga đang chuẩn bị cho một kế hoạch bất ngờ khác.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận