• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Bộ trưởng Thăng: Xe khách giường nằm không được đi đường đèo dốc

04/09/2014, 06:47

Ngay sau khi trở về từ hiện trường vụ tai nạn tại Lào Cai, Bộ trưởng Thăng đã chủ trì cuộc họp yêu cầu rà soát lại văn bản QPPL, quy định rõ phạm vi hoạt động của xe khách giường nằm.

Bộ trưởng Đinh La Thăng thăm hỏi những người bị thương trong vụ tai nạn xe khách giường nằm ở Lào Cai
Bộ trưởng Đinh La Thăng thăm hỏi những người bị thương trong vụ tai nạn xe khách giường nằm ở Lào Cai


Hai năm, 22 vụ tai nạn xe khách giường nằm


Theo thống kê của Cục Đăng kiểm VN, toàn quốc hiện có 4.553 xe chở khách giường nằm hai tầng, trong đó có 859 xe được hoán cải từ xe chở khách ghế ngồi thông thường, 80 xe nhập khẩu nguyên chiếc từ Trung Quốc, còn lại 3.606 xe sản xuất, lắp ráp mới. Ngoài ra còn có khoảng 80 xe chở khách giường nằm một tầng. Từ tháng 4/2014, thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng, Cục Đăng kiểm VN đã cấm chuyển đổi xe khách ghế ngồi thông thường thành xe giường nằm.

Cũng tại cuộc họp ngày 3/9, Bộ trưởng Đinh La Thăng chỉ đạo Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN Nguyễn Văn Huyện tiến hành kiểm tra ngay việc thi công hộ lan QL4D do ai thi công, ai thiết kế, đồng thời chuyển hồ sơ cho Công an, nếu cần yêu cầu xử lý hình sự. Cùng đó, phải kiểm tra lại toàn bộ hộ lan trên khắp đường đèo. “ Tôi thấy nơi không cần thì hộ lan làm mấy tầng, nơi đèo dốc hiểm trở lại thấp tè là không chấp nhận được” - Bộ trưởng khẳng định. Cũng theo Bộ trưởng, chúng ta cứ xử hời hợt thì TNGT chết người vẫn tiếp tục xảy ra. Làm quản lý Nhà nước phải xây dựng được những văn bản QPPL, quy định cho chặt chẽ, giám sát thực hiện cho nghiêm, phải hướng được tới không còn người chết oan ức nữa.

Cũng theo Cục Đăng kiểm VN, từ tháng 1/2013 đến nay, toàn quốc xảy ra 22 vụ TNGT xe khách hai tầng điển hình và 86,4% trong số đó xảy ra trong thời gian đêm và sáng sớm (từ 22h đến 7h), khoảng 30% số vụ xảy ra trên các đoạn đường đèo núi hẹp, dốc, tầm nhìn hạn chế.

Về phương tiện, Cục Đăng kiểm VN khẳng định, không có vụ nào được xác định là do nguyên nhân kỹ thuật và có tới 19/22 vụ là xe giường nằm nguyên bản được sản xuất, lắp ráp mới.

Liên quan đến vấn đề xe khách giường nằm, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng, trong vòng hai năm mà có tới 22 vụ tai nạn liên quan đến xe khách giường nằm là khó chấp nhận. Bộ trưởng thẳng thắn nói: “Vụ tai nạn xe khách tối 1/9 ở Lào Cai  nếu văn bản QPPL làm chặt chẽ, làm nghiêm sẽ không thể xảy ra được. Sáng nay, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gọi điện chỉ đạo phải làm rõ nguyên nhân, xem có lỗi kỹ thuật gì không? Xe mới đăng kiểm tháng 5 vừa rồi, có phải lỗi mất phanh không hay do lỗi đăng kiểm?”

Do vậy, vấn đề kỹ thuật, phải làm cho rõ có nguyên nhân kỹ thuật thuộc về cấu tạo xe hay do hạ tầng? Cấu tạo xe giường nằm chỉ có thể đi những tuyến đường nào, đạt tiêu chuẩn nào cũng phải làm cho rõ. “Theo tôi dứt khoát là phải quy định xe khách giường nằm không được đi đường đèo dốc, đường miền núi quanh co nữa. Xe này rất dễ đổ, nên phải quy định rất chặt. Vấn đề là tiêu chuẩn kỹ thuật không cho phép loại xe này đi được đường đó, đến xe con tôi đi còn thấy rất ngại nữa là xe lớn như vậy”, Bộ trưởng chỉ đạo.


Bộ trưởng  quyết liệt: “Năm trước có một vụ TNGT với xe khách giường nằm, tôi đã về chỉ đạo ngay Cục Đăng kiểm VN xem xe khách giường nằm có cho đi miền núi hay không, song tới giờ không thấy có báo cáo gì. Tôi cũng nhận được tin người dân nhắn, chủ xe này, vợ làm ở Sở GTVT Lào Cai, chồng là CSGT, chạy xe không biết sợ ai, muốn chạy đâu thì chạy, muốn đi bao nhiêu km thì đi, thành “vua” ở trên đó luôn. Tại sao lại để như vậy, có phải vì quản lý không nghiêm?”.

Xe khách giường nằm nở rộ ở các tuyến miền núi


Ông Nguyễn Mạnh Tuấn - Phó giám đốc Bến xe Mỹ Đình (Hà Nội) cho biết, xe khách giường nằm hai tầng hoạt động chủ yếu trên các tuyến từ Hà Nội đi các tỉnh miền núi phía Bắc như: Sơn La, Cao Bằng, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai hoặc đi Nghệ An, Hà Tĩnh. 


Hoạt động xe khách giường nằm hai tầng bắt đầu nở rộ từ năm 2010, sau khi Bến xe Mỹ Đình cho phép xuất bến ban đêm, những tuyến ít thì 2-3 xe, còn nhiều nhất là 15 xe/đêm (Sơn La, Quảng Ninh). Có những tuyến như: Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng… hiện chỉ có xe khách giường nằm hai tầng, còn xe khách ghế ngồi thông thường không ai đi.


Trả lời câu hỏi của Bộ trưởng Thăng, ông Trần Kỳ Hình - Cục trưởng Cục Đăng kiểm VN cho biết, Cục đã kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ của xe khách giường nằm, các xe đều đảm bảo góc nghiêng, được chế tạo chủ yếu tại nhà máy của Trường Hải và Nhà máy ô tô 1/5. Qua 22 vụ TNGT liên quan đến xe giường nằm, phần lớn xảy ra ban đêm từ 21h đến 7h sáng hôm sau. Có 7/22 vụ trên đường miền núi, còn lại trên QL1 đoạn miền Trung.

Sẽ sửa thông tư ngay trong tháng 9/2014


Ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, về an toàn kỹ thuật, các mẫu xe mới, nhà sản xuất xe  như Toyota, Hyundai đều có thử nghiệm rồi mới đưa ra thị trường, kể cả những mẫu mà hãng đưa vào sản xuất lắp ráp ở Việt Nam. Do đó phải có quy định thử nghiệm đối với không chỉ xe giường nằm được sản xuất ở Việt Nam mà với tất cả các loại xe đóng mới. Bất cứ một thay đổi gì về kết cấu của xe đều phải được thử nghiệm lại trước khi đưa ra thị trường.


Ông Thạch Như Sỹ - Phó Chánh Thanh tra Bộ GTVT cho rằng, băn khoăn nhất là dùng xe khách, xe giường nằm để chở hàng. Nếu hàng chỉ 20 kg của hành khách theo quy định thì không vấn đề gì. Song nhiều hãng vận tải hiện đang dùng cả xe khách để kết hợp chở hàng sẽ ảnh hưởng đến an toàn của xe.

Một vụ xe khách giường nằm lao xuống sông do tài xế mất lái khi vào đoạn cua khu vực cầu Minh An, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
Một vụ xe khách giường nằm lao xuống sông do tài xế mất lái khi vào đoạn cua khu vực cầu Minh An, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

"Tới đây cần sửa đổi Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về bố trí giảm số giường được lắp trên xe để đảm bảo không gian đi lại, thoát hiểm được rộng và thuận tiện hơn. Thêm vào đó cần hạn chế bố trí giường tầng trên (hai) để hạ thấp trọng tâm của xe khi tham gia giao thông”.

 

Ông Trần Kỳ Hình
Cục trưởng Cục Đăng kiểm VN

Theo Thứ trưởng Lê Đình Thọ, thời gian qua đã kiểm tra được 650 xe giường nằm, đánh giá chất lượng Cục Đăng kiểm VN vẫn khẳng định là ổn. “Với xe giường nằm, mấu chốt là quy hoạch luồng tuyến, phải làm rõ xe giường nằm là loại hình phải giới hạn phạm vi hoạt động. Chỉ được phép chạy những luồng tuyến nào, và cấp đường nào thì cấm. Nội dung này phải đưa vào điều kiện kinh doanh vận tải, mà Nghị định 91, 93 trình Thủ tướng trong tháng 9 này, trong đó Bộ GTVT sẽ có trách nhiệm quy định làm rõ nội dung này trong Thông tư hướng dẫn”. 


Thứ trưởng Thọ dẫn ví dụ từ vụ TNGT thảm khốc với xe khách giường nằm tối 1/9 vừa qua trên đường từ Sapa - Lào Cai do đoạn đường này hẹp, cua tay áo nhiều, cấp đường thấp. Nếu xe chỉ đi và về trong đoạn đường Hà Nội - Lào Cai đã không xảy ra vụ TNGT thảm khốc. Thứ trưởng Thọ cũng cho rằng, phải quy định rõ xe khách không được phép chở theo hàng hóa, ngoại trừ hàng đi theo khách tối đa 20 kg/người. 


Ngay trong chiều 3/9, Bộ GTVT sửa lần cuối Thông tư 18 đưa nội dung này vào, trình Bộ trưởng ký ban hành ngay đầu tháng 9/2014. 

Phương Dung - Huy Lộc

 

 

Đường có độ dốc lớn hơn 10% phải cấm xe giường nằm


Theo ông Lưu Việt Anh - Phó Giám đốc Sở GTVT Tuyên Quang, xe khách giường nằm hai tầng nên quy định có tuyến đường riêng, không nên cho chạy trên đường miền núi có độ dốc lớn hơn 10% hoặc có bán kính cong dưới 6m. Không thể coi xe giường nằm hai tầng như xe khách thông thường. Bởi xe giường nằm hai tầng có chiều cao lớn, hệ số ổn định thấp, dễ lật, hơn nữa loại xe này có khả năng lèn khách nhiều hơn và nguy hiểm hơn xe ghế ngồi.

 

D.L

 


Thái Lan: Cấm đi vào đường đồi núi

 

Cuối tháng 3/ 2014, sau khi xảy ra vụ tai nạn thảm khốc khiến 29 người thiệt mạng và 23 người khác bị thương tại tỉnh miền núi Tak (Thái Lan), Cục Giao thông đường bộ ra quy định cấm xe khách 2 tầng đi trên đường đồi núi. Ngoài ra, sẽ có những khảo sát trong 3 tháng để bổ sung vào Luật giao thông cấm xe khách 2 tầng đi vào những con đường có địa hình nguy hiểm. Đồng thời tất cả xe khách bắt buộc phải vượt qua bài kiểm tra khả năng vượt dốc nếu muốn nhận giấy phép đăng ký.

 

Trung Quốc: Không sản xuất xe giường nằm

 

Từ cuối năm 2012, giới chức Trung Quốc đã đề ra lộ trình hạn chế xe giường nằm. Theo đó, trong khoảng 5-6 năm, sẽ không còn xe giường nằm lưu thông trên đường. Đối với các xe đang lưu thông sẽ thắt chặt quy định về an toàn cũng như các biện pháp ngăn ngừa tai nạn như rút ngắn lộ trình và chỉ cho phép di chuyển nội tỉnh. 


Từ ngày 1/3/2012, Chính phủ Trung Quốc yêu cầu ngừng sản xuất và lắp ráp xe khách có giường nằm mới. Theo ước tính, với việc dừng sản xuất này sẽ giảm được khoảng 60.000 xe giường nằm trong vòng 5-6 năm.

 

Quang Minh

 

 

 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.