• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Bức xúc ra chặn đường, xử tội gì?

14/12/2016, 14:10
image

Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra tình trạng nhiều người dùng phương tiện chặn trạm thu phí, cản trở giao thông.

xe bồn chặn trạm thu phí

Xe bồn chở nhựa đường chặn Trạm thu phí BOT Nam Bình Định (phường Nhơn Hòa, TX An Nhơn) để đòi nợ trưa 10/12. Ảnh: Xuân Huy.

Người có hành vi chặn trạm thu phí gây ách tắc giao thông, ngoài việc phải bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp (DN) có trạm thu phí, còn bị xử phạt hành chính theo Nghị định 46, thậm chí có thể bị xử lý hình sự với tội danh “Cản trở giao thông đường bộ” theo Điều 203, Bộ luật hình sự. Trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng có thể bị phạt tù từ 5 đến 10 năm.

Liên tiếp chặn quốc lộ, trạm thu phí

Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra tình trạng nhiều người dùng phương tiện chặn trạm thu phí, cản trở giao thông trên các tuyến QL, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh trật tự, ATGT.

Chiều 12/12, Công an TX An Nhơn, Bình Định đã làm việc với các bên liên quan vụ một DN dùng bốn xe bồn chở nhựa đường chặn Trạm thu phí BOT Nam Bình Định (phường Nhơn Hòa, TX An Nhơn) gây áp lực để đòi nợ xảy ra trưa 10/12. Tại buổi làm việc, theo yêu cầu của Trạm thu phí BOT Nam Bình Định (thuộc Công ty TNHH Đầu tư BOT Bình Định), DN có bốn xe bồn nói trên đã đồng ý bồi thường thiệt hại hơn 11 triệu đồng vì hành động dừng xe trên các làn đường thu phí gây cản trở giao thông khiến trạm thất thu số tiền bán vé nêu trên.

Tuy nhiên, vụ việc trên chỉ là số ít, trong khi có rất nhiều vụ người dân, DN tập trung đông người và phương tiện chặn trạm thu phí, cản trở giao thông nhưng chưa bị xử lý. Điển hình, sáng 4/1, một số chủ DN kinh doanh vận tải tại huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) đưa xe đỗ ở làn thu phí Trạm Quán Hàu (Km672 QL1 qua xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình). Việc chặn xe vào đúng giờ cao điểm buổi sáng khiến hàng trăm ôtô các loại ùn tắc cục bộ ở phía Nam QL1. Đến 7h sáng 10/1, một số người dân, DN vận tải tại địa phương tiếp tục đưa xe ôtô chặn làn thu phí của trạm này, khiến QL1 ách tắc cục bộ hai chiều gần 1km.

Trước đó, sáng mùng 6 và 7/12/2015, hàng trăm người dân đã đưa xe tải, xe con và mang ghế ngồi chắn ngang lối soát vé lưu thông xe tại Trạm thu phí Hòa Bình, khiến tuyến QL6 Hòa Lạc - Hòa Bình tê liệt nhiều giờ.

Mới đây, ngày 3/12 vừa qua, gần 100 người với khoảng 30 ôtô các loại mang theo băng rôn phản đối thu phí BOT cầu Bến Thủy I nối Nghệ An - Hà Tĩnh khiến giao thông tắc nghẽn. Sáng 5/12, người dân huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) tiếp tục đưa hơn 30 ôtô các loại tập trung tại đầu cầu Bến Thủy I phía Hà Tĩnh. Đến ngày 12/12, là ngày thứ 10 liên tiếp, người dân tại huyện Nghi Xuân tiếp tục kéo ra QL1 căng băng rôn, dựng lán, trại và để ôtô dừng, đỗ bên đường gây ách tắc giao thông.

Người dân nên kiến nghị thay vì kéo ra đường

Trung tá Nguyễn Quang Thành, Trưởng công an huyện Nghi Xuân cho biết, ngay sau khi nắm được thông tin, Công an huyện đã cử lực lượng ra đảm bảo ANTT và điều tiết giao thông. “Chúng tôi tôn trọng việc đòi hỏi quyền lợi chính đáng của người dân, tuy nhiên tất cả hoạt động đều phải tuân theo quy định của pháp luật. Trường hợp người dân cố tình chặn đường, chặn cầu gây rối thì phải xử lý nghiêm theo quy định, thậm chí xử lý hình sự”, Trung tá Thành cho biết.

Ông Nguyễn Hồng Kỳ, Giám đốc Sở GTVT Nghệ An cũng cho rằng: Người dân không nên phản đối bằng việc chặn đường, chặn cầu vì việc làm này vừa gây ách tắc giao thông, vừa là hành vi vi phạm pháp luật. Trong trường hợp này, người dân nên tập hợp các ý kiến, nguyện vọng rồi kiến nghị bằng văn bản đến cơ quan chức năng và chính quyền địa phương hoặc khởi kiện ra tòa hành chính hoặc dân sự để được xem xét, giải quyết.

Trao đổi với Báo Giao thông, Thiếu tướng Trần Thế Quân, Phó cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính Tư pháp (Bộ Công an) cũng cho rằng, việc tụ tập đông người, gây cản trở giao thông là hành vi gây rối trật tự công cộng, trái pháp luật. “Khi có bức xúc, người dân phải tìm cách giải quyết đúng theo luật, làm sao đảm bảo quyền lợi của mình mà không gây ảnh hưởng đến xã hội”, Tướng Quân nói.

Có thể bị xử lý hình sự

Theo luật sư Nguyễn Hữu Toại (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), đối với hành vi tụ tập chặn xe như những ngày vừa qua, các cá nhân sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định số 46, với mức phạt từ 100.000 - 200.000 đồng đối với cá nhân và từ 200.000 - 400.000 đồng đối với tổ chức. Đối với hành vi tụ tập gây rối trật tự công cộng thì các cá nhân bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 167, phạt tiền từ 500.000 - 1 triệu đồng. Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn nơi xảy ra vụ việc, CSGT, cảnh sát trật tự, CSCĐ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến TTATGT đường bộ cũng có thẩm quyền xử lý vụ việc.

Theo luật sư Giang Hồng Thanh (Văn phòng Luật sư Giang Thanh), trong những vụ chặn trạm thu phí BOT, cản trở giao thông, ngoài việc người ngăn chặn phải bồi thường thiệt hại mà doanh nghiệp BOT phải gánh chịu, thì còn bị xử phạt hành chính theo Điều 11, Nghị định 46, thậm chí có thể bị xử lý hình sự với tội danh “Cản trở giao thông đường bộ” theo Điều 203, Bộ luật Hình sự. Khung hình phạt đối với tội danh này có thể bị phạt tiền từ 5 triệu - 30 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng - 3 năm. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 5 - 10 năm. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 5 triệu - 20 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng - 1 năm.

Đi tù vì chặn QL1
Cuối tháng 11/2016, TAND TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã mở phiên sơ thẩm xét xử các bị cáo: Hoàng Thị Thái, Mai Thị Tịnh (48 tuổi), Mai Thị Liên (52 tuổi, cùng trú xã Kỳ Nam), Lê Thị Thủy (23 tuổi, trú phường Kỳ Phương) về tội "Gây rối trật tự công cộng".

Khoảng 9h30 ngày 11/11/2015, tại QL1 đoạn qua xã Kỳ Nam, các đối tượng đã la hét, kích động, yêu cầu cảnh sát thả hai đối tượng giữ người trái pháp luật. Đồng thời, kéo chướng ngại vật chặn đường khiến 6km đường từ ngoài Đèo Con (phường Kỳ Phương) tới Đèo Ngang (xã Kỳ Nam) bị tắc nghẽn, tê liệt. HĐXX tuyên phạt các bị cáo mỗi người 6 tháng tù.

Xem thêm video:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.