• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Cách nào đẩy lùi TNGT ở nông thôn, miền núi?

23/03/2015, 09:28

Ngày 22/3, lần đầu tiên một tọa đàm giảm TNGT tại các khu vực bà con dân tộc sinh sống được tổ chức.

72

Người tham gia giao thông ở vùng nông thôn thường chủ quan do đường vắng (vi phạm Luật GTĐB tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh)
Ảnh: Xuân Đoàn

Ngày 22/3, tại Yên Bái, lần đầu tiên Ủy ban ATGT Quốc gia tổ chức tọa đàm về công tác bảo đảm trật tự ATGT vùng đồng bào dân tộc. Với sự tham gia của Ủy ban Dân tộc cùng đại diện Ban ATGT 15 tỉnh miền núi phía Bắc, buổi tọa đàm đã mổ xẻ cặn kẽ nguyên nhân và đề xuất nhiều giải pháp đảm bảo ATGT, kéo giảm TNGT tại khu vực này.

TNGT ở nông thôn, miền núi chỉ sau quốc lộ

Tại buổi tọa đàm, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia nêu vấn đề: “Thật lo ngại khi người dân ở vùng nông thôn hàng ngày vẫn quen đi lại trong đường thôn, xã và mang thói quen ấy đi ra quốc lộ, tỉnh lộ. Điều này tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn rất cao”.

Theo số liệu thống kê, hiện tỷ lệ TNGT xảy ra trên đường liên xã, liên huyện, tỉnh lộ chiếm hơn 29%; đường làng, thôn, xóm chiếm 19%. Tính chung TNGT tại các vùng nông thôn, miền núi cao thứ hai, chỉ sau TNGT trên các tuyến quốc lộ.

Ông Nguyễn Sỹ Hải Sơn, đại diện Ủy ban Dân tộc cho biết: “TNGT ở vùng đồng bào dân tộc, miền núi xảy ra cao hơn rất nhiều so với mặt bằng chung. Sự hiểu biết về Luật GTĐB của phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế, trong khi địa bàn nông thôn, miền núi rộng, lại thiếu lực lượng tuần tra kiểm soát. Nhiều phong tục tập quán lạc hậu vẫn tồn tại, tình trạng người uống rượu, bia say vẫn điều khiển xe máy rất phổ biến…”.

Giải pháp đồng bộ

Tại buổi tọa đàm, nhiều ý kiến của các đại biểu cũng nêu các nguyên nhân được cho là trở ngại trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật ATGT tại các vùng đồng bào dân tộc. Trong đó, dễ nhận thấy là điều kiện kinh tế - xã hội, địa hình hiểm trở, thiếu hệ thống báo hiệu ATGT và yếu tố văn hóa vùng miền (ngôn ngữ, tập tục sinh hoạt) có nhiều khác biệt.

Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho rằng, các địa phương cần chủ động các giải pháp bảo đảm ATGT khu vực nông thôn, miền núi, trong đó tham mưu cho tỉnh, cấp ủy ra chỉ thị để toàn hệ thống chính quyền, đoàn thể đều vào cuộc, như gắn trách nhiệm cụ thể tới tận trưởng thôn, bí thư chi bộ, cơ quan văn hóa, xã văn hóa để tạo ý thức trách nhiệm cao từ cơ sở.

“Vai trò của Ban ATGT địa phương rất quan trọng. Muốn thay đổi nhận thức, trước hết phải khai thác triệt để nét văn hóa của đồng bào dân tộc ở vùng đó, ví dụ đưa phim ảnh đến chiếu, biểu diễn sân khấu ở vùng đồng bào dân tộc. Thấy hấp dẫn, gần gũi với văn hóa, đời sống, người dân ở xa vài chục cây số cũng đến xem”, Thứ trưởng Thọ nói và đề nghị Ban ATGT địa phương tham mưu cho tỉnh dùng biện pháp kiểm soát vấn đề tốc độ giao thông, lái xe trong tình trạng có rượu bia, chở quá tải hàng hóa, người trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ qua vùng nông thôn. Bên cạnh đó tăng cường hệ thống biển báo, hạ tầng ATGT ở vùng nông thôn, xây dựng và quản lý bằng quy ước, hương ước trong từng thôn, bản.

Để nâng cao công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật ATGT trong vùng đồng bào dân tộc, ông Nguyễn Sỹ Hải Sơn đề xuất, nên sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình, ấn phẩm song ngữ tiếng Việt và tiếng dân tộc để phục vụ tuyên truyền ATGT.

Đồng tình với giải pháp tuyên truyền theo chiều sâu, ông Nguyễn Bá Kiên, Tổng biên tập Báo Giao thông cho rằng, đang có khoảng trống trong vấn đề tuyên truyền ATGT đối với người dân khu vực miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số.

“Nhiều người dân nông thôn cho rằng, TNGT xảy ra là tại số phận, nên có khi xảy ra tai nạn chết người cũng chỉ đền tiền là xong, nên mất đi sự tôn trọng pháp luật. Vì thế, những người gây TNGT dễ coi thường pháp luật. Bên cạnh đó, hiện đã giao quyền cho lực lượng công an xã trong việc xử lý vi phạm ATGT, thì cũng cần có cơ chế xử lý trách nhiệm đối với lực lượng này; Cần có nội dung tuyên truyền về trật tự ATGT định kỳ trên sóng radio và nên đưa những vụ TNGT chết người ra xét xử lưu động ở thôn, bản để qua đó tác động mạnh hơn đến ý thức người dân”, ông Kiên đề xuất.

3 tỉnh chia sẻ kinh nghiệm bảo đảm tốt ATGT

Trong khuôn khổ Ngày hội ATGT khu vực miền núi phía Bắc, ba tỉnh không xảy ra TNGT dịp cao điểm trước và sau Tết Nguyên đán 2015 vừa qua đã chia sẻ kinh nghiệm quý trong công tác bảo đảm trật tự ATGT.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Quảng Ninh cho biết, tỉnh ủy Quảng Ninh đã thành lập Ban chỉ đạo về công tác trên, với sự phân công phụ trách cụ thể từng thành viên. Tỉnh đã thành lập hai đoàn kiểm tra việc thực hiện của các cấp ủy, chi bộ Đảng để nắm tình hình và chấn chỉnh kịp thời những nơi chưa bám sát nhiệm vụ.

Quảng Ninh “đón” trước những tuyến đường, điểm du lịch như: Lễ hội đền Cửa Ông, du lịch vịnh Hạ Long, di tích Yên Tử… để tổ chức giao thông, tổng kiểm tra, xử lý các yếu tố có thể gây mất trật tự ATGT và tăng lực lượng TTKS, xử lý vi phạm. Trong đó, xử lý vi phạm về tốc độ, nồng độ cồn của lực lượng chức năng được triển khai liên tục, chỉ “trừ ngày mùng Một Tết”.

Hình thức tuyên truyền của địa phương cũng rất phong phú, từ phát radio trực tiếp trong giờ cao điểm giao thông, bố trí loa phóng thanh tại nút giao thông trọng điểm, bảng tuyên truyền điện tử ở điểm du lịch, tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh. “Tỉnh có một đoàn nghệ sỹ chuyên lưu diễn sân khấu ATGT, đưa các tiểu phẩm ATGT đến bà con vùng nông thôn, công nhân, vùng dân tộc thiểu số, người dân vùng sông nước”, ông Thanh Tùng cho biết.

Còn ông Hoàng Đình Tuệ, Phó Giám đốc Sở GTVT kiêm Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Lạng Sơn cho biết, trước dịp cao điểm Tết, tỉnh Lạng Sơn có hai văn bản chỉ đạo công chức tuân thủ nghiêm pháp luật ATGT để làm gương, lan truyền tới người dân. Và việc thực hiện xử phạt nghiêm được áp dụng cả với công chức, viên chức, để tăng cường tính răn đe chung.

Ông Nguyễn Quang Thanh, Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Phú Thọ cho biết Ban ATGT tỉnh phối hợp với tất cả cơ quan đoàn thể làm công tác tuyên truyền ATGT, lập 108 đội chiếu phim kết hợp tuyên truyền ATGT tới từng làng xã. “Chúng tôi đã tổ chức hơn 1.600 buổi chiếu phim di động, có người bồng bế con nhỏ, lặn lội hàng cây số chỉ để tới tham dự. Cùng đó, những ngày trước Tết, tỉnh huy động toàn bộ các lực lượng ra quân giữ trật tự ATGT trên các tuyến đường từ quốc lộ đến đường xã, thôn để tác động hơn nữa đến ý thức về ATGT của mọi người”, ông Thanh nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.