• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Cách nào giải cứu ùn tắc nút giao Pháp Vân?

08/05/2017, 06:23

Nút giao Pháp Vân luôn là “điểm nóng” về ùn tắc giao thông vào khung giờ cao điểm nhiều năm nay.

5

Nút giao Pháp Vân luôn bị ùn tắc giao thông hàng km trong giờ cao điểm và đặc biệt trong các ngày nghỉ lễ, Tết - Ảnh: Tạ Tôn

Để giảm thiểu ùn tắc giao thông tại khu vực nút giao Pháp Vân, Bộ GTVT đã thống nhất lựa chọn phương án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối đường 70 từ nút giao Văn Điển (QL1) đến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ với chiều dài khoảng 2,6km.

Điểm nóng ùn tắc cửa ngõ Thủ đô

Án ngữ trước cửa ngõ quan trọng nhất phía Nam Hà Nội, nhiều năm qua, nút giao Pháp Vân luôn là “điểm nóng” về ùn tắc giao thông, trở thành nỗi khiếp đảm đối với các chủ phương tiện khi lưu thông qua đây vào khung giờ cao điểm, đặc biệt là các dịp nghỉ lễ, Tết. Ngay dịp 30/4 vừa qua, tình trạng ùn tắc xảy ra thường xuyên, nhiều người phải chọn đi giờ đêm nhưng vẫn không tránh được ùn tắc.

Nghiêm trọng nhất, chiều 1/5, ùn tắc xảy ra tại khu vực nút giao Pháp Vân kéo dài từ 17h - 23h, khiến hàng trăm phương tiện phải chôn chân trên đường vành đai 3 và đầu cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. Thậm chí, nhiều người còn đặt nghi vấn, để tránh ùn tắc cho trạm thu phí và khu vực Pháp Vân, chủ đầu tư đã phải áp dụng giải pháp gây ùn tắc từ xa(?!)

"Để triển khai tuyến đường nối đường 70 tại nút giao Văn Điển với cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ bảo đảm tối ưu, quan điểm của Ban QLDA Thăng Long là dùng nguồn kinh phí dự phòng của dự án BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ để đầu tư. Theo phương án này chỉ mất khoảng 1,5 - 2 năm tuyến đường sẽ hoàn thành xây dựng, đồng thời phát huy hiệu quả cho dự án cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ khi đã được mở rộng lên 6 làn xe”.

Ông Phạm Thanh Bình
Phó tổng giám đốc
Ban QLDA Thăng Long

“Chúng tôi quản lý, vận hành toàn tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ không có gì phải lo lắng, nhưng ngại nhất là khu vực nút giao Pháp Vân, điểm nằm ngoài phạm vi dự án thường xuyên xảy ra ùn tắc nghiêm trọng do lượng phương tiện giao thông gia tăng đột biến vào các giờ cao điểm, nhất là các dịp lễ, Tết”, ông Phạm Văn Khôi, Chủ tịch HĐQT Công ty CP BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ chia sẻ.

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Nguyễn Gia Nghiêm, Phó giám đốc Trung tâm Tư vấn quốc tế (Tổng công ty Tư vấn Thiết kế GTVT - TEDI) cho biết, thông qua dữ liệu nghiên cứu, các điểm ùn tắc chủ yếu xảy ra tại những vị trí ra vào đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, đặc biệt ở các nút giao bằng như nút giao QL1 và nút giao đường vành đai 3 đi thấp.

Nguyên nhân ùn tắc do lượng xe chờ rẽ trái từ đường cao tốc vào thành phố qua nút giao bằng giữa đường vành đai 3 dưới thấp và cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ có lưu lượng rất lớn, trung bình khoảng 32.000 lượt xe/ngày, đêm, vào những ngày cao điểm dịp nghỉ lễ, Tết khoảng 70.000 lượt xe/ngày, đêm.

“Đồng thời, nhiều xe tải từ hướng cầu Thanh Trì và cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ do bị cấm đi vào các tuyến đường nội đô nên phải đi qua nút giao Pháp Vân đến nút giao QL1 - Giải Phóng rồi rẽ trái sang QL1 theo hướng đi Thường Tín để về đường 70 (đường Phan Trọng Tuệ) gặp phải lượng xe rất lớn từ đường Giải Phóng rẽ trái để vào cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ gây ra tình trạng xung đột giao thông tại khu vực hai nút giao chỉ cách nhau khoảng 800m”, ông Nghiêm nói và cho biết, xung quanh nút giao hiện nay tập trung nhiều khu dân cư và công trình hạ tầng kỹ thuật nên việc cải tạo, mở rộng khu vực nút giao rất khó khăn.

“Ngoài ra, phạm vi nút giao đã được xây dựng cơ bản hoàn chỉnh với dạng Trumpet kép (dạng hoa thị) giữa đường vành đai 3 và cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. Do vậy, để hạn chế ùn tắc tại khu vực nút giao Pháp Vân cần nghiên cứu các phương án phân luồng từ xa”, ông Nghiêm chia sẻ.

6

Để giảm ùn tắc nút giao Pháp Vân, đoạn kết nối đường 70 từ nút giao Văn Điển (QL1) đến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ sẽ được ưu tiên triển khai trước - Ảnh: TEDI

Lựa chọn phương án tối ưu

Thời gian qua, TEDI nghiên cứu hai phương án phân luồng giao thông, bổ sung các đường kết nối để hạn chế ùn tắc giao thông tại khu vực nút giao Pháp Vân. Thứ nhất, bổ sung đường kết nối từ nút giao vành đai 3 ra đường Tân Mai (vành đai 2.5) bằng việc đầu tư hoàn thiện đoạn đường LK49 còn lại khoảng 1.700m từ khu tái định cư Đồng Tàu đến đường Tân Mai. Đồng thời, xây dựng một hầm chui theo hướng cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - đường LK49 để hoàn thiện nút giao đường vành đai 3 đi thấp.

“Tổng mức đầu tư dự kiến của phương án này khoảng 1.506 tỷ đồng. Khi đường nối từ nút giao vành đai 3 đi thấp đến đường Tân Mai được đưa vào khai thác, lượng phương tiện từ đường Giải Phóng, bến xe Giáp Bát sẽ đi theo hướng đường Kim Đồng - Tân Mai - nút giao vành đai 3 đi thấp để vào đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ một cách thuận lợi mà không phải đi qua nút giao QL1, đồng thời, hướng giao thông từ cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ về trung tâm TP Hà Nội cũng được cải thiện đáng kể”, ông Nghiêm nói và cho biết, vướng mắc khi đầu tư theo phương án này là công tác GPMB, bởi tuyến đường đi qua khu đông dân cư, kinh phí GPMB lớn (khoảng 704 tỷ đồng), thời gian thực hiện GPMB chắc chắc sẽ kéo dài.

Phương án 2, TEDI đề xuất bổ sung đầu tư đoạn QL70 từ nút giao Văn Điển (QL1) đến đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ và đoạn từ cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đến đường vành đai 3. Theo ông Nghiêm, hiện nay, Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco đang tiến hành lập dự án đầu tư xây dựng đường 70 đoạn từ nút giao Văn Điển đến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ tại nút giao Tứ Hiệp (Km 184+200), đồng thời, xây dựng nhánh rẽ trái tại nút giao trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ để kết nối thuận lợi với đường 70, kinh phí đầu tư dự kiến khoảng 1.745 tỷ đồng.

“Khi dự án được hình thành sẽ có hướng kết nối từ phía Nam của đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ vào đường 70. Các loại phương tiện, nhất là xe tải đi từ hướng Cầu Giẽ và cầu Thanh Trì về Pháp Vân sẽ đi vào nút giao Tứ Hiệp và đi thẳng về đường 70, giảm tải rất lớn cho hai nút giao vành đai 3, nút giao QL1 và đường Giải Phóng đoạn từ nút giao QL1 đến Văn Điển”, ông Nghiêm phân tích.

Để giảm tải cho nút giao vành đai 3 đi thấp theo hướng từ phía cầu Thanh Trì vào đường cao tốc và phát huy hiệu quả đầu tư đoạn nối từ đường 70 đến đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, TEDI kiến nghị đầu tư tiếp đoạn nối từ nút giao Tứ Hiệp đến đường vành đai 3, trong đó có nhánh rẽ trái từ đường 70 hướng cầu Thanh Trì vào đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Phạm Thanh Bình, Phó tổng giám đốc Ban QLDA Thăng Long cho rằng: “Hai phương án do TEDI đề xuất giảm ùn tắc cho nút giao Pháp Vân là phù hợp. Tuy nhiên, nếu làm cả hai phương án cùng lúc sẽ khó khả thi, bởi nguồn kinh phí thực hiện rất lớn.

Sau khi xem xét và tính toán kỹ lưỡng hiệu quả của từng phương án, Ban QLDA Thăng Long đã có văn bản đề xuất và Bộ GTVT đồng ý lựa chọn phương án 2 để triển khai xây dựng trước, trong đó, ưu tiên đầu tư ngay đoạn kết nối đường 70 từ nút giao Văn Điển đến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.

“Đoạn này có thể triển khai nhanh, bởi kinh phí GPMB thấp khi hướng tuyến chủ yếu đi qua khu vực đất ruộng và phát huy ngay hiệu quả đầu tư trong việc giảm ùn tắc cho khu vực nút giao Pháp Vân”, ông Bình nói.

Tuy nhiên, theo ông Bình, vướng mắc hiện nay là việc lựa chọn hình thức đầu tư, do tuyến đường này trùng với dự án Bitexco đang tiến hành lập dự án đầu tư theo hình thức BT. Trong khi đó, kinh phí dự phòng của dự án BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ còn lại rất lớn và có thể dùng để đầu tư dự án này cùng với quá trình triển khai xây dựng giai đoạn 2 của cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.