• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Cần làm gì để khách mặc áo phao?

27/03/2014, 13:19

Qua đợt kiểm tra của Cục Cảnh sát đường thủy (CSĐT) trên địa bàn Đồng Nai và Vĩnh Long cho thấy, ở đâu chủ bến làm nghiêm quy định thì hành khách mới chấp hành tốt.

Hành khách đi phà chấp hành mang áo phao hoặc cầm dụng cụ nổi
Hành khách đi phà chấp hành mang áo phao hoặc cầm dụng cụ nổi


Nơi quản chặt, nơi lỏng lẻo


Chiếc phà một lưỡi ở Bến phà An Hảo ngày ngày vẫn chở khách sang sông Đồng Nai nối P. An Bình với xã Hiệp Hòa, TP Biên Hòa. Khoảng 9h sáng 17/3, khi hai chiếc ca nô của đoàn kiểm tra Cục CSĐT đi tới, chủ bến đang tiến hành phát áo phao cho những hành khách cuối cùng để chuẩn bị sang sông. Trên phà có chừng hơn 30 người đều mặc áo phao hoặc cầm dụng cụ nổi. 


Phà An Hảo hoạt động từ 5h - 22h mỗi ngày, 10 phút có một chuyến phà qua lại. Anh Nguyễn Duy Phương, chủ bến cho biết, từ khi có quy định người đi đò mặc áo pháo, anh đã thuê thêm 2 người nữa phát áo phao, dụng cụ nổi cho hành khách mỗi khi họ xuống phà rồi thu lại khi khách đi lên. “Lúc đầu cũng thấy hơi phức tạp, thêm người tăng chi phí nhưng rồi cũng thấy quen. Phà mình càng an toàn thì càng có nhiều người đi” - anh Phương nói.


Cùng thời điểm đó, tại Bến phà Trà Ôn - Lục Sỹ Thành, khi lực lượng của Cục CSĐT tới thì nhân viên trên phà mới vội vàng đưa áo phao cho khách. Trong số vài chục áo phao trên phà, hơn một nửa đã cũ nát, số còn mới vẫn được bọc trong bao nilon buộc chặt vào thanh sắt trên phà. Điều đáng nói là không ít hành khách tỏ thái độ khó chịu khi chủ bến phát áo phao. 


Ở bến đò xã Mỹ Thành B (Vĩnh Long), khi lực lượng chức năng kiểm tra trên đò cũng chỉ được trang bị vài áo phao đã rách nát cột chặt trên nóc, phương tiện đã cũ kỹ và xuống cấp.

Không mặc áo phao, không cho xuống phà

 
Thượng tá Võ Văn Hòa - Phó trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 40 bến khách ngang sông với 84 phương tiện và 66 người điều khiển. Qua kiểm tra cho thấy, có 23 bến, 70 phương tiện và 61 người điều khiển phương tiện đủ các điều kiện hoạt động. Ông Hòa cho biết, với những phương tiện đã đăng ký hoạt động đầy đủ thì họ chấp hành nghiêm các quy định về trang bị áo phao, dụng cụ nổi, phao cứu sinh. Cái khó ở đây là nhiều hành khách vẫn tỏ thái độ không hợp tác mặc áo phao khi qua sông. 


Ngoài ý thức của hành khách, vai trò của chủ bến là rất quan trọng. Bến phà Bà Miêu là một bến vùng xa, cách TP Biên Hòa hơn một giờ đi ca nô, nhưng khi lực lượng chức năng kiểm tra, tất cả hành khách, thuyền trưởng, thuyền viên đều mặc áo phao đầy đủ. Anh Phạm Văn Minh, chủ bến đò cho biết, từ khi có quy định người đi đò mặc áo phao anh đã kiên quyết: Nếu ai không mặc áo phao hoặc cầm dụng cụ nổi thì không cho xuống phà. “Thu thêm được mấy nghìn mà khách không mặc áo phao thì mình lại dễ bị phạt mấy trăm nghìn”- anh Minh bộc bạch. 


Theo Thượng tá Nguyễn Ngọc Diệp - Phó Thủy đoàn 3, Cục CSĐT, đợt kiểm tra lần này chủ yếu nhắc nhở các chủ bến, nâng cao trách nhiệm của họ về việc yêu cầu hành khách mặc áo phao khi đi đò. “Ở đâu chủ bến làm nghiêm thì hành khách sẽ phải chấp hành nghiêm quy định mặc áo phao khi đi đò”- ông Diệp nói. 

 

Phan Tư - Đỗ Loan
 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.