Bất động sản

Cận Tết, du lịch nghỉ dưỡng thêm trầm lắng, lo đối mặt chủng Covid-19 mới

15/12/2021, 18:48

Đó là thông tin được đưa ra tại sự kiện "HoSkar Night" trò chuyện cùng chuyên gia nghỉ dưỡng do Savills Việt Nam vừa tổ chức.

Sự kiện có sự tham gia của hàng loạt các diễn giả đến từ các khách sạn lớn như: Park Hyatt Saigon, Sofitel Saigon Plaza, InterContinental Đà Nẵng Sun Peninsula Resort, Centara Mirage Resort Mũi Né; các tập đoàn quản lý khách sạn Capella Hotel Group, Centara Hotels & Resorts cùng với các đơn vị Savills Hotels APAC, RMIT University Vietnam, Noor Studio, VinHMS và True Digital.

img

Dự án Naman Retreat & Naman Residences Đà Nẵng (ảnh minh hoạ)

Tại buổi trò chuyện, các chuyên gia đã nhìn nhận lại hoạt động nghỉ dưỡng trong năm vừa qua. Theo đó, hoạt động kinh doanh khách sạn gần như rơi vào tình trạng đóng băng. Trái ngược với không khí rộn ràng vào dịp cuối năm thường thấy ở giai đoạn trước đại dịch, hoạt động kinh doanh khách sạn năm nay có phần trầm lắng hơn. Cụ thể: tính đến hết tháng 11/2021, công suất phòng tại các khách sạn 4-5 sao tại TP.HCM và Hà Nội chỉ dao động quanh mức 20%, giảm so với công suất 72% ở TP.HCM và 80% ở Hà Nội vào năm 2019.img

Thu nhập cam kết của Cocobay được thông báo trả bằng vocher

Các nhà quản lý khách sạn còn phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là vấn đề nhân sự, đó là vấn đề làm thế nào để giữ được nhân sự có chuyên môn cao và gia tăng sự gắn kết với tổ chức sau khoảng thời gian dài gánh chịu tác động của đại dịch Covid-19?

Bên cạnh đó là lo ngại biến thể mới Omicron đang lan rộng sẽ kéo giãn thời gian phục hồi lĩnh vực này. Cụ thể: 92% người tham dự chương trình bày tỏ sự lo ngại rằng Omicron có thể gây ra sự chậm trễ trong việc mở cửa trở lại biên giới quốc tế, trong đó 17% cho rằng mức độ ảnh hưởng có thể ở mức nghiêm trọng hơn.

Trước đó, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam thống kê, cả nước có 7.206 sản phẩm, giao dịch 2,280 sản phẩm, tỉ lệ hấp thụ 31,6 %. Đáng nói, thanh khoản thấp nhưng giá bất động sản du lịch nói chung đều có xu hướng tăng từ 10 - 30% so với thời điểm trước dịch.

Ông Đỗ Quý Duy, Giám đốc kinh doanh Tập đoàn Hải Phát cho biết, thời gian qua, một số chủ đầu tư bị rà soát pháp lý dự án, để hoàn thiện thì chi phí tài chính bị tăng lên.

Nguyên nhân thứ 2 khiến giá bất động sản nghỉ dưỡng tăng giá là do trong gần 2 năm “ngủ đông”, doanh nghiệp phải bỏ ra rất nhiều chi phí để vận hành bộ máy, chi phí phòng chống dịch, lãi vay ngân hàng..

Do đó, khi hoạt động trở lại, chủ đầu tư phải tính thêm phần này vào giá bán để “gỡ gạc”.

“Đặc biệt là giá nhân công, vật liệu đầu vào tăng khoảng 25% suất đầu tư. Cộng với những nguyên nhân trên dẫn đến tổng suất đầu tư của sản phẩm tăng khoảng 30%. Trong khi đó, khả năng khai thác lại thấp, tỷ lệ lấp đầy khách dao động từ 10 - 20%, dẫn đến tính thanh khoản thấp”, ông Duy nói và cho rằng, để đủ chi phí vận hành thì tỷ lệ lấp đầy phải từ 40 - 50%. Còn hiện nay tỷ lệ lấp đầy chỉ khoảng 20% thì các chủ đầu tư đang phải bù lỗ khoảng 30%. Do đó, nhiều chủ đầu tư lựa chọn đóng cửa để giảm lỗ, chỉ phải chịu các chi phí bắt buộc như lãi ngân hàng, điện nước...

Cũng theo ông Duy, việc áp dụng kích cầu, giảm giá cũng chỉ có thể giúp các doanh nghiệp giảm lỗ, duy trì hoạt động chứ chưa thể giúp thị trường bất động sản du lịch “nóng” trong 1 - 2 năm tới.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.