Phải ngăn từ gốc
Trao đổi với PV Báo Giao thông, ĐBQH Phạm Thị Minh Hiền cho rằng: Một người bình thường sau khi đã uống rượu bia, họ sẽ trở thành con người khác. Và một khi đã tham gia giao thông trong tình trạng say xỉn thì rõ ràng họ không còn là chính họ nữa. Bởi thế, việc tăng mức xử phạt đối với người uống rượu bia lái xe gây tai nạn đủ sức răn đe là điều rất cần thiết. Chắc chắn trong các phiên thảo luận ở hội trường Quốc hội tại kỳ họp sắp tới, tôi sẽ đóng góp ý kiến về việc này.
Đi tiếp xúc cử tri, tôi cũng ghi nhận rất nhiều ý kiến đề xuất cần xử lý hình sự cả những người uống rượu bia lái xe dù chưa gây tai nạn. Tôi cũng đồng tình nhưng trong việc này phải có những nghiên cứu, đánh giá rất cụ thể.
Sắp tới Quốc hội sẽ bàn về Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia, trong đó có nhóm giải pháp làm giảm thiểu tác hại của rượu, bia gây ra. Hy vọng điều này sẽ góp phần nào vào việc ngăn chặn những vụ tai nạn đau lòng.
Việc tuần tra kiểm soát, xử phạt phải nghiêm
Trung tướng Trần Văn Độ (nguyên Phó chánh án TAND Tối cao) cho rằng: "Tôi rất đồng tình với việc cần phải nâng mức xử phạt cao hơn nữa đối với tài xế sử dụng rượu bia dù chưa gây tai nạn. Điều này sẽ khiến nhiều người e dè hơn khi sử dụng rượu bia mà vẫn cố tình điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Bên cạnh đó, lực lượng chức năng cần tăng cường công tác tuần tra xử lý, bởi với những quy định hiện hành, thì nếu làm nghiêm, không “du di”, thậm chí là có tiêu cực thì chắc chắn tình trạng tài xế say xỉn không đến mức trở thành vấn nạn như hiện nay.
Còn gốc rễ của vấn đề vẫn là giáo dục nâng cao ý thức của người dân, có thể đưa giáo dục ATGT vào giảng dạy ngay từ cấp tiểu học. Đây là vấn đề lâu dài, mà từ xưa đến nay chúng ta đã bỏ lỏng công tác này".
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận