Dù dịch bệnh phức tạp song Bắc Giang vẫn tiêu thụ hết số lượng vải thiều, thu về 6.800 tỷ đồng
Trong bối cảnh dịch diễn biến rất phức tạp, Chính phủ vẫn khẳng định chưa thay đổi mục tiêu tăng trưởng, điều này cũng không khó lý giải.
Trong hai năm trở lại đây, nền kinh tế đã gặp nhiều khó khăn vì dịch bệnh, Chính phủ bao giờ cũng thể hiện nỗ lực và quyết tâm cao. Con số 6% hay 6,5% ở đây không phải chỉ thể hiện ở mặt con số, mà nó còn thể hiện quyết tâm cao nhất của Chính phủ trong công tác kiểm soát dịch và phát triển kinh tế trong bối cảnh rất khó khăn hiện nay.
Kinh tế thế giới đã phục hồi rõ ràng, dù nhiều nơi dịch vẫn bùng phát. Nền kinh tế của ta là nền kinh tế mở nên khi kinh tế giới thuận lợi, nhất là các nền kinh tế đối tác của ta phục hồi mạnh thì kinh tế Việt Nam cũng thuận lợi theo, đó là điểm tốt. Điều này thể hiện mạnh qua xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài. Nhưng ngược lại, kinh tế thế giới khó khăn thì chúng ta cũng sẽ khó khăn.
Đã và đang xuất hiện những yếu tố bất lợi như giá nguyên liệu đầu vào tăng, khan hiếm nguồn cung hay giá cước vận tải và năng lực logistics tác động lớn đến chi phí sản xuất; lạm phát vì thế cũng có dấu hiệu tăng do tác động từ chi phí sản xuất tăng cao…
Đợt dịch bùng phát lần này, kinh tế Việt Nam khó khăn hơn khi dịch tấn công vào các khu công nghiệp như ở Bắc Ninh, Bắc Giang, Bình Dương, TP HCM, Đồng Nai.
Đây là các trung tâm kinh tế lớn. Do vậy, ngay từ quý 1, quý 2 tăng trưởng kinh tế đã không đạt được như dự tính ban đầu. Bây giờ muốn đạt được mục tiêu cả năm thì những quý còn lại phải tăng trưởng cao hơn rất nhiều.
Nhưng khó khăn hơn cũng không đồng nghĩa với việc chúng ta không thể thực hiện được mục tiêu đề ra. Càng khó khăn thì chúng ta phải càng quyết tâm hơn.
Như tôi nói, sự phục hồi trên thế giới là điều rất thuận lợi. Còn trong nước, dư địa trong lĩnh vực đầu tư công hoàn toàn có thể đẩy mạnh được nữa. Về diễn biến tăng giá cả gần đây, tôi hy vọng là tình trạng này không kéo dài.
Dư địa chính sách của Việt Nam vẫn khó khăn nhưng đã tốt hơn, như thâm hụt ngân sách giảm, trần nợ công thấp, dự trữ ngoại tệ còn… Chúng ta vẫn có dư địa và cơ hội.
Tuy nhiên, quyết tâm đạt tăng trưởng cao thì vẫn quyết tâm, nhưng chúng ta cũng phải tính tới các yếu tố rủi ro và kịch bản xấu. Kịch bản xấu ở đây là nhằm nỗ lực để không rơi vào kịch bản ấy, còn nếu nó xảy ra trong thực tế thì phí tổn sẽ nhỏ.
Đến nay, việc giữ ổn định tình hình vĩ mô thì Việt Nam đã làm tương đối tốt. Năm ngoái, chúng ta đã có nhiều chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và năm nay tiếp tục có gói 26.000 tỷ.
Vấn đề là phải triển khai càng nhanh càng tốt, tiếp tục có những chính sách hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa với liều lượng đủ mạnh.
Tôi cho rằng, hiện nay dù khó khăn hơn nhiều so với năm ngoài nhưng mục tiêu tăng trưởng 6% hay 6,5% không phải mục tiêu xa vời mà có cơ sở để đạt được. Và kịch bản nào thì chúng ta cũng phải cố gắng rất nhiều với các giải pháp khả thi, hiệu quả.
Võ Trí Thành (Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh)
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận