Trước đó, Cảng Quy Nhơn thông qua báo cáo đánh giá công tác CPH được thống nhất cao. |
Sáng nay (6/4), trao đổi trước thềm Hội nghị tri ân khách hàng Cảng Quy Nhơn 2018, Lãnh đạo Công ty CP Cảng Quy Nhơn cho hay cảng đang vững đà phát triển trong không khí đổi mới, đoàn kết.
Chất chồng khó khăn trước CPH
Cảng Quy Nhơn được thành lập năm 1976 do Cục Đường biển (Bộ GTVT) quản lý. Đến năm 2009, cảng trực thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), đổi tên là Công ty TNHH MTV Cảng Quy Nhơn. Năm 2013, Vinalines phê duyệt phương án cổ phần hóa (CPH), chuyển Công ty TNHH MTV Cảng Quy Nhơn thành Công ty CP Cảng Quy Nhơn (QNP).
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đến tháng 8/2015 Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn đã hoàn thành việc thoái hết toàn bộ vốn nhà nước.
Thời điểm cảng Quy Nhơn là Công ty 100% vốn nhà nước (giai đoạn trước 2015), cảng nỗ lực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phát triển ngành nghề, mở rộng sản xuất kinh doanh... Tuy nhiên, do nguồn lực ngân sách hạn chế (đầu tư chưa đến 50 tỷ đồng/năm) kéo theo hệ thống thiết bị lạc hậu, cũ kỹ, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển cảng.
Thống kê, trong tổng số 72 thiết bị cơ giới của cảng hầu hết không đồng bộ, cũ kỹ, có đến 70% số thiết bị được sản xuất từ năm 1999, sử dụng diezel kéo theo tăng chí phí vận hành.
Đầu năm 2018, cảng Quy Nhơn vận hành hệ thống thiết bị xếp dỡ hơn 200 tỷ đồng. |
Đáng kể trong tổng số gần 825m của 3 cầu cảng chỉ có 174m được xây dựng từ năm 2005, còn lại được xây dựng từ năm 1967-1995, thiết kế theo tiêu chuẩn cũ, làm hàng tổng hợp, không phù hợp đầu tư các thiết bị chuyên dùng và đứng trước thực trạng xuống cấp, thường xuyên sửa chữa. Hệ thống kho bãi (12 kho, với tổng diện tích là 25.000 m2) mang tính rời rạc, manh mún, không phù hợp quy hoạch phát triển cảng, chưa đồng bộ bế tông hóa...
Bên cạnh đó, công tác quản lý điều hành khai thác, bộ máy tổ chức và lao động cồng kềnh, mang tính thủ công, lạc hậu kéo theo chi phí lao động cao (gần 150 tỷ đồng/năm), làm sụt giảm hoạt động sản xuất kinh doanh...
"Lột xác" đầu tư, chuyển mình phát triển
Theo Lãnh đạo Công ty CP Cảng Quy Nhơn, trước thực trạng trên, ngay sau khi được CPH và thoái hết vốn nhà nước, đơn vị xác định dồn lực đầu tư, cải thiện toàn bộ năng lực hạ tầng, quản lý vận hành là nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược.
Trái ngược một số thông tin về việc cảng chậm đầu tư, số liệu tài chính của Cảng Quy Nhơn cho thấy, từ sau năm 2015, vốn đầu tư của Cảng Quy Nhơnđã bứt phá đáng kể, nâng từ 48,4 tỷ đồng/năm (giai đoạn 100% vốn nhà nước) lên bình quân 200 tỷ đồng/năm, tăng gần 315% so với giai đoạn trước CPH. Riêng năm 2016-2017 cảng đầu tư trên dưới 280 tỷ đồng/năm...
Qua đó, cảng tập trung nâng cấphơn 10.000m2 kho chứa hàng, 50.000m2 hệ thống đường nội bộ, mặt bằng bãi chứa hàng; cùng hàng loạt thiết bị hiện đại, chuyên dụng khai thác hàng container và hàng rời như: hệ thống băng tải xếp dỡ hàng dăm gỗ rời công suất 400 tấn/h; cần cẩu, máy đào-xúc-ủi...
Không khí lao động khẩn trương, hiệu quả |
Đáng kể, từ đầu năm 2018, cảng Quy Nhơn vận hành hệ thống thiết bị xếp dỡ (2 cẩu trục STS, 5 cẩu RTG) hiện đại bậc nhất miền Trung với tổng số tiền hơn 200 tỷ đồng, “nhập ngoại” 100% từ Nhật...
Ngoài ra, Cảng chủ động hợp tác đầu tư với đối tác lớn như Xi măng Vissai Ninh Bình, Xi măng Hải Vân... để mua sắm thiết bị, đổi mới công nghệ với tổng số tiền gần 500 tỷ đồng, nâng cao chất lượng dịch vụ, khai thác tại cảng.
“Quả ngọt” sau CPH
Thiết bị được đầu tư, nâng cấp, bộ máy tổ chức sáp nhập, tinh gọn, chất lượng lao động tăng 10% tỷ lệ CBCNV trình độ cao đẳng trở lên so với trước CPH, quản lý minh bạch, chuyên nghiệp hóa, tự động hóa, cơ chế đột phá trong thu hút, chăm sóc khách hàng...
Không chỉ gỡ gánh nặng đầu tư ngân sách nhà nước (do thoái 100% vốn nhà nước), mỗi năm sau CPH, cảng Quy Nhơn tăng cao mức nộp ngân sách cho địa phương từ 30,5-44,5 tỷ đồng/năm, tạo lợi lớn cho thu ngân sách địa phương. Đồng thời, tăng ổn định thu nhập cho gần 1.000 CNCNV, người lao động tại cảng, trong đó chủ yếu là người địa phương, từ mức bình quân đạt 11,88 triệu đồng/người/tháng (trước CPH), lên 14,4 triệu đồng/người/tháng (sau CPH), tăng 21,2% so với giai đoạn trước cổ phần hóa. Mỗi năm cảng Quy Nhơn dành đến 2,5 tỷ đồng cho các hoạt động từ thiện xã hội, đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ gia đình chính sách.... |
Theo lãnh đạo Công ty CP Cảng Quy Nhơn, Việc xếp lại, hợp lý hóa các dây chuyền sản xuất đã tăng hiệu suất làm việc của công nhân xếp dỡ tăng từ mức 50 % trước đây lên đến 75 % hiện nay...
Điển hình, trước CPH, năng suất xếp dỡ trung bình chỉ đạt 15.000 tấn/ngày nay đã nâng lên gấp 2 lần. Chỉ riêng hệ thống hút hàng xi măng rời (tổng mức đầu 200 tỷ đồng) đã tăng gấp 5 lần so với công suất hiện tại, đáp ứng trung bình 1-3 triệu tấn/năm...
Nhờ đó, Cảng Quy Nhơn thu hút hàng loạt khách mới, có sản lượng cao như Công ty TNHH Tập đoàn Hoàng Phát Vissai, Công ty CP Vicem Hải Vân, Xi măng Phúc Sơn... Thậm chí cả những khách hàng “khó tính” từng rời bỏ cảng nay quay về làm hàng nhờ hiệu ứng của sự thay đổi, chuyển mình tích cực
Công ty TNHH Vận tại biển Cửu Long hợp tác triển khai đội tàu kéo đạt tiêu chuẩn phục vụ lai dắt tàu tại cảng biển Quy Nhơn. .
Chỉ tiêu so sánh cơ bản của cảng Quy Nhơn giai đoạn trước và sau CPH. |
Dù bị cạnh tranh khốc liệt nhưng mũi nhọn mặt hàng container tại cảng Quy Nhơn được củng cố, phát triển. Năm 2017 đạt gần 112.000 teus, nâng mức bình quân sau CPH đạt được 94.729 tues/năm, tăng 52,3% so với giai đoạn trước CPH.
Từ khi nhà nước thoái hết vốn, Cảng Quy Nhơn đạt bình quân có 9,67 hãng tàu/năm, tăng 124,9% so với giai đoạn trước CPH; có hơn 510 khách hàng/năm, tăng gần 30% so với trước CPH...
Đặc biệt, sản lượng hàng hóa thông qua Cảng luôn tăng trưởng bền vững từ 5,45 triệu tấn thông qua/năm (trước CPH) lên 7,2 triệu tấn/năm (sau CPH), tăng 32,1% so với giai đoạn trước CPH. Kéo theo tổng doanh thu tại Cảng tăng bình quân 379 tỷ đồng/năm (trước CPH) lên 519 tỷ đồng/năm (sau CPH). Từ khi nhà nước thoái hết vốn tại Cảng ( năm 2015 trở đi ) bình quân đạt 526,67 tỷ đồng/năm, tăng 39% so với giai đoạn trước CPH.
Người lao động nói gì?
Chị Trương Thị Loan, Tổ trưởng Tổ giao nhận Kho hàng hóa (Đội Giao nhận Kho hàng, Trung tâm Điều độ khai thác): 30 năm gắn bó tại cảng, tôi cảm nhận cảng đang đổi mới mạnh mẽ, phát triển ổn định. Đặc biệt sau CPH, thu nhập người lao động tăng cao, không còn tình trạng nợ lương, mức đóng Bảo hiểm xã hội cho nhân viên tăng gấp đôi so với những năm trước. Sự cố tàu chìm cuối năm 2017 vừa qua khiến hoạt động sản xuất của cảng gặp khó khăn. Nhưng cảng vẫn không cắt giảm lương thưởng. Chồng tôi làm cùng ngành vận tải biển, là lao động kỹ thuật, công ty đóng gần khu vực Cảng nhưng mức thu nhập chỉ khoảng 5 triệu đến 5,5 triệu đồng/người/tháng, trong khi với vị trí của tôi đã đạt trung bình trên 10 triệu đồng/tháng. Anh Trương Đình Dân, Tổ trưởng tổ 1 bốc xếp Đội 1 Xí nghiệp xếp dỡ: 20 năm gắn bó với cảng, tôi nhận thấy sau CPH, cảng đẩy mạnh công tác đầu tư, mua sắm phương tiện thiết bị, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, tăng tỷ lệ cơ giới hóa, nâng cao năng suất lao động. Thay vì thủ công, các khâu đoạn bốc xếp hầu hết được cơ giới hóa, tăng năng suất lao động và thu nhập. Như thu nhập của tôi đây, bình quân gần 15 triệu đồng/tháng... |
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận