• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Cầu sập vì bão, dân đi bằng bè gỗ nguy hiểm

25/12/2018, 08:05

Có mặt tại sông Nước Ngọt, đường vào bán đảo Bình Lập (xã Cam Lập, TP Cam Ranh, Khánh Hòa)...

6

Người dân và du khách nước ngoài đi lại bằng bè gỗ

Tại đây có 2 bè tự kết, một chiếc rộng chừng 40m2, chiếc còn lại rộng khoảng 20m2. 2 đoạn dây thừng được căng cố định vào các gốc cây hoặc tảng đá lớn 2 bên bờ sông. Người lái bè dùng tay men theo sợi dây kéo bè qua bờ bên kia.

Ông Phạm Đức Huy, chủ bè cho biết, sau trận mưa lũ xảy ra vào tháng 11, cây cầu bắc qua sông bị cuốn trôi nên ông cùng 1 người nữa làm phao tự kết. “Mới đầu chỉ để cho một số gia đình gần đó qua lại, nhưng những ngày sau thấy nhu cầu đi lại lớn nên chúng tôi bố trí người ở bè để đưa bà con qua sông. Giáo viên, học sinh, người già và trẻ em được miễn phí, các đối tượng khác đều trả chi phí mỗi lượt 5 - 10 nghìn đồng”, ông Huy chia sẻ.

Qua quan sát, không chỉ có người dân trong vùng mà việc đi lại bằng bè còn có cả khách du lịch nước ngoài qua các khu du lịch, nghỉ dưỡng bên bán đảo Bình Lập. Tuy nhiên, chủ bè thừa nhận phương tiện này chưa được cơ quan chức năng đánh giá tiêu chuẩn kỹ thuật hay cấp phép, trong khi lại thiếu các thiết bị bảo hộ cần thiết. Điều này tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT.

Ông Nguyễn Văn Kết, Chủ tịch UBND xã Cam Lập cho biết, sau đợt mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 9, chiếc cầu bê tông và hơn 50m đường dẫn một phía đầu cầu trên tuyến giao thông độc đạo này đã bị mưa lũ cuốn sập từ ngày 25/11. Sau sự cố, việc đi lại của hơn 300 hộ dân (khoảng 1.200 nhân khẩu) cùng các khách du lịch bên bán đảo Bình Lập gặp nhiều khó khăn. TP Cam Ranh sau đó đã bố trí 3 chiếc tàu vỏ gỗ đưa đón người dân theo hải trình bán đảo Bình Lập đến cảng Cam Ranh. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, hướng tuyến này bất tiện so với nhu cầu thực tế nên họ chọn phương tiện bè gỗ để “rút ngắn” thời gian và chặng đường đi lại.

Sở GTVT Khánh Hòa cho biết, đã cùng đơn vị tư vấn đi kiểm tra hiện trường. Sau khi khảo sát kĩ hai bên sạt lở, đơn vị tư vấn cho biết cần phải làm một cây cầu kiên cố dài khoảng 20m, đồng thời xây dựng lại đường hai đầu cầu. Dự kiến, kinh phí xây dựng khoảng 15 tỉ đồng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.