Giờ đây, họ sẽ phải làm gì với những thành công vừa đạt được cũng như xác định hướng đi tiếp theo cho tương lai?
Suýt trên bờ vực thẳm
Charlie Hebdo là một tạp chí châm biếm nổi tiếng của Pháp, xuất bản hàng tuần. Tạp chí này nổi tiếng với các bức biếm họa đầy tính khiêu khích, đả kích các chính trị gia và những nhân vật nổi tiếng trên tất cả các lĩnh vực, kể cả tôn giáo.
Hôm 7/1, các tay súng Hồi giáo đã tấn công vào trụ sở tạp chí Charlie Hebdo khiến 12 người thiệt mạng và 11 người khác bị thương vì tạp chí này đăng tải bức biếm họa nhà tiên tri Mohammed. Vụ xả súng kinh hoàng ngay giữa lòng Paris (Pháp) khiến cả thế giới bàng hoàng.
Sau vụ tấn công, ai cũng cho rằng Charlie Hebdo sẽ “chết thẳng cẳng”. Tuy nhiên, thật bất ngờ, dù mất đi nhiều cây bút chủ chốt, gạo cội, các nhân viên còn lại của tạp chí này không khuất phục trước những kẻ cực đoan và quyết tâm đưa Charlie Hebdo “hồi sinh”. Đặc biệt, ảnh bìa số báo đầu tiên sau vụ thảm sát không ai khác chính là nhà tiên tri Mohammed cầm tấm bảng ghi “Tôi là Charlie” và phía bên trên là dòng chữ “Tất cả được tha thứ”. Ngày 14/1, đúng một tuần sau vụ thảm sát, số báo đầu tiên ra rạp đã “cháy hàng” chỉ trong thời gian ngắn. Lượng phát hành gấp nhiều lần so với mức dự kiến.
Hướng đi nào tiếp theo?
Sau khi tiễn các đồng nghiệp về thế giới bên kia, các nhân viên còn lại của Charlie Hedbo lấy lại tinh thần và tiếp tục công việc của mình. Tuy nhiên, theo 3news, nhiều nhân viên của Charlie Hebdo đang ép ông chủ của mình từ bỏ cổ phiếu và yêu cầu đặt “tính mệnh” của tờ báo vào tay tất cả nhân viên.
Laurent Sourisseau là một trong hai nhà nắm giữ cổ phiếu may mắn sống sót trong vụ tấn công đã lên tiếng phản đối: “Điều này hoàn toàn không thể được”.
Ông Laurent khẳng định, hiện, còn quá sớm để đưa ra bất kỳ sự thay đổi nào.
Tân tổng biên tập của Charlie Hebdo, Gerard Biard cũng cho rằng, đó là một ý kiến tồi: “Tôi không nghĩ việc hợp tác tập thể như vậy lại là cách tốt nhất để điều hành một tờ báo”.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận