Chuyện dọc đường

Chi tiết 450 câu lý thuyết sát hạch lái xe: Câu 1 - 10

18/02/2017, 07:24
image

Chi tiết từ câu 1 đến câu 10 trong 450 câu hỏi thi lý thuyết sát hạch cấp giấy phép lái xe (GPLX).

1.1

Chi tiết 450 câu lý thuyết sát hạch lái xe: Thí sinh làm bài thi lý thuyết sát hạch lái xe tại Công ty CP Vận tải ô tô số 2 - Ảnh: K.Linh

Chi tiết 450 câu lý thuyết sát hạch lái xe: Câu 1 - 10

Câu 1: Khái niệm “đường bộ” được hiểu như thế nào là đúng?

Đường bộ gồm:
1. Đường, cầu đường bộ.

2. Hầm đường bộ, bến phà đường bộ.

3. Đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ, và các công trình phụ trợ khác.


Câu 2: Khái niệm “công trình đường bộ” được hiểu như thế nào là đúng?

Công trình đường bộ gồm :
1. Đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu.

2. Rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra trọng tải xe, trạm thu phí, và các công trình thiết bị phụ trợ khác.

3. Đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trong khu vực nhà ga, đường sắt, cảng hàng không.

Sử dụng Giấy phép lái xe giả bị phạt bao nhiêu tiền?

Câu 3: “Vạch kẻ đường ” được hiểu như thế nào là đúng?

1. Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại.

2. Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân biệt vị trí dừng, đỗ xe trên đường.

3. Tất cả các ý nêu trên.


Câu 4: Khái niệm “phần đường xe chạy” được hiểu như thế nào là đúng?

1. Là phần đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại.

2. Là phần đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại, dải đất dọc hai bên đường để đảm bảo an toàn giao thông.

3. Là phần đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại, các công trình, thiết bị phụ trợ khác và dải đất dọc hai bên đường để đảm bảo an toàn giao thông.

Xem thêm video:

Câu 5: Khái niệm “làn đường” được hiểu như thế nào là đúng?

1. Là một phần đường được chia theo chiều ngang của đường, có bề rộng đủ cho xe đỗ an toàn.

2. Là một phần của đường xe chạy chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.

3. Cả 2 ý trên


Câu 6: Khái niệm "khổ giớ hạn của đường bộ" được hiểu như thế nào là đúng?

1. Là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao, chiều rộng của đường, cầu, bến phà, hầm đường bộ để các xe kể cả hàng hóa xếp trên xe đi qua được an toàn.

2. Là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều rộng của đường, cầu, bến phà, hầm đường bộ để các xe kể cả hàng hóa xếp trên xe đi qua được an toàn.

3. Là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao của đường, cầu, bến phà, hầm đường bộ để các xe kể cả hàng hóa xếp trên xe đi qua được an toàn.

Chuyển đổi GPLX chất liệu PET để phù hợp Công ước quốc tế

Câu 7: Khái niệm "đường phố" được hiểu như thế nào là đúng?

1. Đường phố là đường đô thị, gồm lòng đường và hè phố.

2. Đường phố là đường bộ ngoài đô thị có lòng đường đủ rộng cho các phương tiện giao thông qua lại.

3. Cả hai ý trên.


Câu 8: Khái niệm "dải phân cách" được hiểu như thế nào là đúng?

1. Là bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ.

2. Là bộ phận của đường để xác định ranh giới của đất dành cho đường bộ theo chiều ngang của đường.

3. Là bộ phận của đường để ngăn cách không cho các loại xe vào những nơi không được phép.


Câu 9: Dải phân cách trên đường bộ có những loại nào?

1. Loại cố định.

2. Loại di động


Câu 10: Khái niệm "đường cao tốc" được hiểu như thế nào cho đúng?

1. Là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định.

2. Là đường chỉ dành cho xe cơ giới chạy với tốc độ cao, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều ngược nhau riêng biệt; không giao cắt cùng mức với đường khác; bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ bảo đảm giao thông, an toàn và rút ngắn thời gian hành trình.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.